Hotline 24/7
08983-08983

Quá căng thẳng, nhiều teen tự cắt tay, chân!

Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định tự tử.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Chính, Công ty CP Tham vấn, Nghiên cứu và Tâm lý học cuộc sống (SHARE), đối tượng được tư vấn nhiều nhất thường là các bạn trẻ. Đôi khi chỉ vì những đòi hỏi không được đáp ứng, những thất bại trong tình trường, trong học tập, họ sẵn sàng nghĩ tới cái chết.
 
Chị Chính còn nhớ rõ một lần, một người bạn cũng là chuyên gia tâm lý của chị kể, văn phòng tư vấn của chị ta từng tiếp nhận một cô bé mới chỉ 15-16 tuổi được mẹ đưa đến, trên tay chằng chịt vết dao cắt, có những vết cắt đã từ lâu, cũng có những vết còn rất mới.
 
Sau cuộc trò chuyện mới thấy rõ cô bé này đang rơi vào trạng thái trầm cảm nghiêm trọng chỉ vì cậu bạn trai cùng lớp mà cô bé thầm yêu thầm nhớ trộm đã yêu một cô bạn gái khác. Đã quá buồn chán vì điều này, cô bé lại bị bố mẹ la mắng vì kết quả học tập quá kém.
 
Dường như tuyệt vọng, cô bé định cầm con dao với ý định tự tử. Nhưng trong lúc chần chừ đắn đo, con dao đã vô tình rạch một đường dài vào tay cô bé, máu chảy ra, cô bé cảm thấy lòng nhẹ nhàng hơn (sau vài ngày tư vấn, cô bé đã chia sẻ cho nhà tư vấn - PV). Và từ đó cho tới hiện tại, cứ mỗi lần gặp chuyện không vui, cô lại tự rạch tay mình!
 
Theo chị Chính, không chỉ vì buồn chán, nhiều bạn trẻ rạch tay hay có ý định tự tử để hù dọa bố mẹ. Ví dụ có lần, một người mẹ đến văn phòng tư vấn của chị để “than phiền” và tìm lời tư vấn cho trường hợp gia đình bà. Đó là, cậu con trai 20 tuổi của bà đang yêu và có ý định kết hôn với một cô gái cùng trường.
 
Qua điều tra từ phía bạn bè và tiếp cận cô bé, bà thấy cô bé thuộc thành phần bất hảo vì đã có lần bà thấy cô bé hút thuốc. Bà đã ngăn cản ý định kết hôn vào cuối năm của cậu con trai và nhận được lời thách thức từ phía con trai: “Không yêu và lấy được cô ấy, con sống chẳng có ý nghĩa gì. Chết còn hơn”.

Qua buổi tâm sự với bà mẹ đáng thương này, chị Chính cảm thấy giới trẻ hiện nay coi chuyện sống chết quá đơn giản, những gì không được thỏa mãn là có thể phản ứng ngay bằng cách dọa nạt tìm tới cái chết.

Thường thì khi đã mắc bệnh trầm cảm, rất ít bạn trẻ tự tìm đến những nhà tư vấn, có hay không là do bố mẹ các bạn đưa tới. Chính vì vậy, việc tiếp cận, trò chuyện với họ rất khó khăn. Không phải ngày một ngày hai mà phải cả một chặng đường đồng hành cùng họ để giúp họ vượt qua được cuộc khủng hoảng tâm lý.
 
Đặc biệt, trong quá trình điều trị, người nhà của người được điều trị cũng sẽ phải cam kết thực hiện việc giám sát họ. Mục tiêu của các buổi tham vấn là phải làm cho người được tư vấn hiểu được rằng cái chết không giải quyết được vấn đề, cuộc sống còn rất nhiều điều mới mẻ cần được khám phá.
 
Chuyên gia tư vấn Nguyễn Thị Chính vẫn còn nhớ rõ, niềm vui của bạn chị khi điều trị thành công cho cô bé tự rạch tay nói trên. Có thể nói, nhờ có người tư vấn đồng hành, sau hơn 1 tháng điều trị, cô bé đã thoát khỏi stress.
 
Hiện tại, cô đã đi du học cùng một người bạn trai mới. Cô đang tận hưởng những tháng ngày hạnh phúc và như đã quên đi một thời buồn chán đến mức tự rạch tay tự tử.

Chị Chính cho biết, không chỉ có các bạn trẻ ở lứa tuổi mười tám, đôi mươi mới cần tới sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý, mà ngay cả các bậc làm cha, làm mẹ cũng tìm đến trung tâm nhờ tư vấn. Thậm chí có anh chàng ngoài 30 tuổi đến nhờ các chuyên gia tư vấn chọn vợ giúp mình.


Theo Hà Anh, Hà Tuyên - An ninh Thủ đô

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X