Hotline 24/7
08983-08983

PSA tăng cao nhưng không phải do ung thư tiền liệt tuyến

Ung thư tuyến tiền liệt làm cho chỉ số PSA tăng cao hơn, nhưng có kết quả xét nghiệm PSA cao không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn bị ung thư tuyến tiền liệt.

Đôi khi chỉ số PSA tăng cao vì một nguyên nhân lành tính, chẳng hạn như xuất tinh trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm hoặc một vấn đề cần được điều trị, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu, nhưng không phải là ung thư.

xét nghiệm PSA không thể phân biệt được các nguyên nhân nghiêm trọng gây tăng PSA và các nguyên nhân khác, nên xét nghiệm này được khuyến nghị nên được tiến hành ở nam giới khỏe mạnh- nghĩa là những người không có tiền sử gia đình, không có yếu tố nguy cơ và không có triệu chứng ung thư tiền liệt tuyến.

Dưới đây là các nguyên nhân khiến mức PSA của bạn có thể cao hơn bình thường.

1. Tuổi cao

Ngay cả khi không có vấn đề về tuyến tiền liệt, mức PSA của bạn có thể tăng dần theo độ tuổi của bạn. Ở tuổi 40, PSA ở giới hạn bình thường là 2,5. Đến tuổi 60, PSA bình thường là 4,5 và ở tuổi 70, PSA bình thường có thể đạt ngưỡng 6,5.

2. Viêm tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA là một công cụ sàng lọc ung thư tốt nhưng nó không phải là đặc hiệu. Viêm tiền liệt tuyến là một nguyên nhân phổ biến khiến mức PSA của bạn có thể tăng cao.

Viêm tuyến tiền liệt là vấn đề về tuyến tiền liệt phổ biến nhất đối với nam giới dưới 50 tuổi.

Viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh. Một loại viêm tuyến tiền liệt phổ biến hơn, được gọi là viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn, có thể cần điều trị trong một thời gian dài.

3. Các thủ thuật có thể gây tăng PSA 

Bất cứ yếu tố nào gây tổn thương cấu trúc tuyến tiền liệt có thể làm cho mức PSA tăng lên. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mức PSA tăng cao là đặt ống thông bàng quang.

Các nguyên nhân khác bao gồm kiểm tra tuyến tiền liệt hoặc bàng quang liên quan đến việc nội soi hoặc thực hiện sinh thiết.

Phải mất rất lâu để mức PSA hạ xuống một nửa, do vậy, bạn nên chờ đợi 2-3 tuần sau khi tiến hành các thủ thuật này để làm xét nghiệm PSA.


4. Ở nam giới trên 50 tuổi: Phì đại tiền liệt tuyến lành tính có thể là nguyên nhân gây tăng chỉ số PSA.

U xơ tuyến tiền liệt lành tính là do phì đại tuyến tiền liệt, nhưng không phải là ung thư. U xơ tiền liệt tuyến lành tính khiến nhiều tế bào tăng sinh nhiều hơn, nghĩa là có nhiều tế bào tạo PSA.

U xơ tuyến tiền liệt lành tính là vấn đề phổ biến nhất ở nam giới trên 50 tuổi. U xơ tuyến tiền liệt lành tính không nhất thiết phải điều trị trừ khi gây tiểu nhiều lần hoặc khó đi tiểu.

Bác sĩ có thể chẩn đoán u xơ tuyến tiền liệt lành tính bằng sinh thiết hoặc nội soi.

5. PSA tăng cao do nhiễm trùng đường tiết niệu

Bất kỳ sự nhiễm trùng nào gần tuyến tiền liệt, bao gồm cả nhiễm trùng đường tiết niệu cũng có thể gây kích ứng và gây viêm các tế bào tuyến tiền liệt và làm tăng PSA.

Nếu bạn đã được chẩn đoán bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy nhớ đợi đến khi điều trị khỏi nhiễm trùng mới tiến hành xét nghiệm PSA. Ở nam giới, hầu hết nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn gây ra và đáp ứng tốt với kháng sinh.

U xơ tuyến tiền liệt lành tính có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

6. Xuất tinh là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng nhẹ PSA

Xuất tinh có thể làm tăng PSA ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tăng PSA trong này thường không đủ để tạo ra sự khác biệt trong chỉ số PSA, trừ khi mức PSA của bạn ở rất gần giới hạn cao. Mức PSA sẽ trở lại mức bình thường trong vòng 2-3 ngày.

Để tránh loại PSA tăng cao này, bạn nên tránh xuất tinh trong vài ngày trước khi tiến hành xét nghiệm PSA.

7. Đạp xe đạp có làm tăng PSA?

Đã có những nghiên cứu liên quan đến việc kéo dài thời gian đạp xe khiến PSA tăng, nhưng những nghiên cứu khác vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ này. Để làm tăng được mức PSA, bạn phải đạp xe một quãng đường rất rất dài thì mức PSA của bạn mới có thể tăng cao được.

Lưu ý

Điều quan trọng nhất cần biết về PSA là PSA là chỉ số quan trọng nhất cần phải xét nghiệm để loại trừ bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt là nguyên nhân thứ ba gây tử vong ở nam giới, sau ung thư phổi và ung thư đại tràng.

Theo Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam/ Everydayhealth

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X