Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp Ozaki có áp dụng cho trường hợp hẹp van động mạch chủ nặng?

Câu hỏi

Chào BS, Tôi năm nay 61 tuổi, siêu âm tim có kết quả bị hẹp van động mạch chủ nặng và hở van hai lá 3/4. Qua mạng xã hội, được biết phẫu thuật thay van động mạch chủ bằng phương pháp thay van động mạch chủ bằng kỹ thật ít xâm lấn kết hợp với phương pháp Ozaki. Tôi muốn được thực hiện ca phẫu thuật thay van động mạch chủ theo phương pháp trên được không? Xin được BS tư vấn, cảm ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hẹp van động mạch chủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hẹp van động mạch chủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bác,

Phương pháp Ozaki là phương pháp tái tạo van tim bằng vật liệu tự thân để tái tạo van động mạch chủ. Vì van tim được tái tạo từ một phần cơ thể của người bệnh nên khả năng dung nạp cơ thể sẽ tốt hơn, giúp thời hạn sử dụng của van được kéo dài hơn, giúp người bệnh không cần dùng thuốc kháng đông suốt đời, giảm nguy cơ xuất huyết và nhiễm trùng van nhân tạo.

Ở người bệnh trẻ tuổi, tỷ lệ không mổ lại sau 10 năm đối với van sinh học là 85%. Trong khi đó, tỷ lệ người bệnh không mổ lại sau 10 năm nếu dùng phương pháp Ozaki là 95-98%. Phương pháp này đặc biệt phù hợp đối với người bệnh là phụ nữ có nhu cầu mang thai, trẻ em trong giai đoạn phát triển, người bệnh không muốn chịu nhiều lần phẫu thuật, hay uống thuốc kháng đông sau phẫu thuật.

Hiện bác đang bị hẹp van động mạch chủ nặng, là 1 trong các chỉ định của phương pháp Ozaki, tuy nhiên đây có phải là phương pháp tốt nhất cho bác hay không, thì với kết quả siêu âm tim kia, chúng tôi không trả lời được, do bác có thêm hở van 2 lá ¾, chưa rõ thể trạng ra sao, có bệnh nền gì không, điều kiện kinh tế thế nào…

Do đó, nếu bác muốn tham khảo về phương pháp này, bác nên đến BV có triển khai phương pháp này, là BV ĐH Y Dược TPHCM, BS cần phải kiểm tra toàn bộ cho bác rồi tư vấn cho bác đầy đủ, chi tiết nhất.

Trân trọng.

Mời tham khảo thêm:



Hẹp van động mạch chủ là bệnh lý mà khi đó van động mạch chủ quá hẹp hoặc bị cứng khiến máu không thể lưu thông được. Động mạch chủ có thể hiểu nôm na là động mạch chính dẫn máu từ tim dẫn đến các bộ phận của cơ thế. Do đó khi người mắc bệnh hẹp van động mạch chủ, tim họ phải hoạt động vất vả để bơm máu thông qua lỗ nhỏ hơn. Điều này khiến thành thất dày hơn, buồng thất giãn ra và tim yếu hơn.

Ở giai đoạn đầu, thường người bệnh sẽ không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi bệnh diễn tiến nặng hơn. Khi van tim thu hẹp đến một mức độ nào đó khiến cho lượng máu chảy về tim và các cơ quan khác bị thiếu hụt, do đó bạn sẽ gặp môt vài triệu chứng như:

- Đau thắt ngực: người bệnh sẽ có cảm giác như lồng ngực bị đè nặng và bóp chặt, cơn đau có thể lan đến tay, cổ hoặc hàm;
- Ho và có thể người bệnh bị ho ra máu;
- Choáng váng, ngất hoặc bất tỉnh;
- Dấu hiệu suy tim như khó thở hoặc kiệt sức khi vận động, đôi lúc người bệnh hay tỉnh giấc giữa đêm;
- Tim đập nhanh và bất thường.

Hẹp van động mạch chủ có thể được kiểm soát nếu:

- Hỏi ý kiến bác sĩ về việc bạn có nên tập thể dục hay không.
- Ngừng hút thuốc.
- Thiết lập một chế độ ăn ít muối và giảm cân nếu bạn mắc chứng suy tim sung huyết.
- Nếu bạn đang trong độ tuổi lập gia đình và mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim có nên mang thai trong giai đoạn hiện tại hay không vì khi mang thai, tim bạn sẽ phải hoạt động vất vả hơn.
- Hãy quan tâm đến việc điều trị những nguy cơ của chứng hẹp động mạch chủ như sốt thấp khớp hay cao huyết áp. Vì hẹp van động mạch chủ có mối liên quan đến các bệnh về tim mạch.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X