Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường và nhồi máu cơ tim?

Câu hỏi

Kính chào BS Khoa, Ông nội em 82 tuổi, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim và đái tháo đường. Cho em hỏi phương pháp điều trị như thế nào? Người bệnh cần nên ăn những gì và không nên ăn những gì? Hiện tại nội em ăn kém, chỉ uống nước yến và nước ngọt Coca Cola. Huyết áp 110/90, 100/60, 90/60, 100/60, 90/60 qua các ngày, nhịp tim 20l/phút. Bác sĩ chích thuốc ngay bụng và rất đau. Mong nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Xin cám ơn BS Khoa rất nhiều!

Trả lời
Chế độ ăn uống với bệnh nhân đái tháo đường và nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chế độ ăn uống với bệnh nhân đái tháo đường và nhồi máu cơ tim. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Hoàng Thanh,

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng đe dọa tính mạng khi dòng máu nuôi cơ tim (gọi là động mạch vành) bị tắt nghẽn đột ngột gây ra tổn thương cơ tim. Sự tắc nghẽn này thường xảy ra trên nền động mạch bị đóng những mảng xơ vữa (cấu tạo chủ yếu từ cholesterol). Ở người mắc đái tháo đường, nhồi máu cơ tim là một trong biến chứng nặng và rất hay xảy ra.

Trường hợp bệnh của ông nội em là người lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp, đái tháo đường nên theo tôi là tình trạng nặng cần theo dõi cẩn trọng.

Trong nhồi máu cơ tim cấp, tùy thời điểm bệnh nhân đến và thể bệnh, các bác sĩ có thể dùng một loại thuốc góp phần làm tan cục máu đông trong lòng động mạch vành. Thuốc này thường tiêm dưới da vùng bụng và có thể gây đau khi tiêm, tuy nhiên thường chỉ dùng trong 1 tuần.

Về việc ăn uống ở người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim cấp, cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

- Giữ ổn định đường huyết, tránh đường huyết tăng quá cao hay giảm quá thấp

- Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tránh táo bón vì khi bị táo bón làm người bệnh phải gắng sức trong lúc đại tiện có thể làm nặng lên tình trạng nhồi máu cơ tim.

Trân trọng.


Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân.

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh đái tháo đường:

- Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
- Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.
- Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đối với người bệnh đái tháo đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

- Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
- Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
- Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
- Sữa
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

- Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
- Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
- Cá.


ThS.BS Võ Tuấn Khoa
Khoa Nội tiết - BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X