Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp chích xơ có điều trị khỏi suy giãn tĩnh mạch?

Câu hỏi

Cho em hỏi bác sĩ, Em bị suy giãn tĩnh mạch và em muốn chích xơ liệu có khỏi hẳn bệnh không? Và điều trị trong bao lâu, nên thực hiện ở đâu ạ? Ở Kiên Giang địa chỉ nào chích xơ ạ? Em cảm ơn chương trình!

Trả lời
Suy giãn tĩnh mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Suy giãn tĩnh mạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Đức Thắng,

Suy giãn tĩnh mạch có nhiều phương pháp điều trị: nội khoa (dùng thuốc uống, mang vớ y khoa), phẫu thuật rút bỏ tĩnh mạch giãn, đốt nội mạch (LASER, RFA).

Chích xơ được áp dụng trong trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ, ngoằn ngoèo dưới da, có thể điều trị triệt để, tuy nhiên có thể phát sinh giãn tĩnh mạch ở vị trí khác.

ở Kiên Giang, em có thể khám với bác sĩ chuyên khoa mạch máu để bác sĩ tư vấn cho em, điều trị ở phòng khám chuyên khoa hoặc tại bệnh viện.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giãn tĩnh mạch (hay còn gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) là các tĩnh mạch phình ra nổi lên gần bề mặt da. Tĩnh mạch mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể trao đổi oxy.

Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

- Chân đau nhức hoặc cảm thấy nặng nề, đặc biệt sau khi đứng hoặc ngồi lâu;
- Tĩnh mạch xanh và phình ra dọc theo đùi, mắt cá hoặc đầu gối;
- Da khô và ngứa. Tình trạng thay đổi màu da, da mỏng hơn, lở loét và nhiễm trùng mô mềm (viêm mô tế bào) có thể xảy ra gần mắt cá chân.

Nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch là do các van tĩnh mạch bị yếu đi và không thể hỗ trợ đưa máu trở ngược về tim, làm máu bị ứ đọng. Bệnh không lây nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.

Những việc bạn nên làm để có thể hạn chế diễn tiến của suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính bao gồm:

- Tập thể dục (đi bộ) đều đặn và giảm cân;
- Nâng chân lên cao khi ngồi và tránh đứng một chỗ trong thời gian dài;
- Mang vớ y tế mỗi ngày;
- Gọi cho bác sĩ nếu giãn tĩnh mạch gây đau đớn, da lở loét hoặc bị chảy máu từ tĩnh mạch bị giãn;
- Đi khám bác sĩ nếu gần tĩnh mạch bị giãn có chỗ sưng nóng và đau khi chạm, đó có thể là một huyết khối nguy hiểm (viêm tĩnh mạch).

Giãn tĩnh mạch thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Yếu tố nguy cơ mắc bệnh là những tình huống phải đứng yên một chỗ hoặc ngồi thõng chân lâu. Bạn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách cải thiện các hoạt động hàng ngày. Bạn nên đi lại thường xuyên nếu có thể. Ngoài ra, tập thể dục như chạy bộ hoặc đi bộ nhanh cũng có thể góp phần hỗ trợ hồi lưu tĩnh mạch.

Khi bệnh mới xảy ra, bạn có thể ngăn bệnh tiến triển nặng hơn bằng cách mang vớ y khoa thường xuyên. Khi bệnh tiến triển nặng, tĩnh mạch phồng to lan đến bắp chân hoặc gối, bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp can thiệp thích hợp.


BS.CK2 Dương Văn Mười Một
Phó trưởng khoa Phẫu thuật tim - Lồng ngực mạch máu, BV Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X