Hotline 24/7
08983-08983

Phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ ngón chân thừa

Câu hỏi

Xin chào Bác sĩ ạ. Tôi đã phẫu thuật ngón chân thừa được 1 tháng nhưng vết thương vẫn còn khá sưng. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi vài cách phục hồi nhanh và không để lại sẹo không ạ. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

 

Những vết thương vùng bàn chân thường chậm lành hơn các vùng khác trên cơ thể. Lý do là do ảnh hưởng của trọng lực và sức nặng cơ thể đè lên nên khi em đi lại nhiều thì vết thương sẽ dễ bị sưng nề. Mặt khác, việc chăm sóc vết thương vùng này cũng khó khăn hơn, dễ nhiễm trùng hơn vùng khác vì luôn luôn tiếp xúc với mặt đất. Nhưng để hướng dẫn em cách phục hồi tốt thì bác sĩ phải thăm khám trực tiếp cho em mới được, bác sĩ phải đánh giá mức độ sưng, tình trạng vết thương, công việc và sinh hoạt hàng ngày, tiền căn dùng thuốc và bệnh đi kèm của em thì mới hướng dẫn và kê thuốc cho em được. Em nên đến bệnh viện đăng ký khám chuyên khoa Cơ xương khớp hay chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra, em nhé.


Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Thừa ngón là một dị tật bẩm sinh gây thừa ngón tay hay ngón chân, thường trên 6 ngón. Dị tật này chủ yếu là ở trẻ em với tần suất 1/1000. Mặc dù không đe dọa sức khỏe nhưng dị tật thừa ngón lại làm giảm vẻ đẹp ngoại hình, gây giảm sút chất lượng cuộc sống, dẫn tới tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Phẫu thuật được thực hiện nhằm cắt bỏ ngón thừa ở bàn tay hoặc bàn chân mà không làm biến dạng xương khớp.

Phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa là phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ ngón thừa nhỏ hơn, kém phát triển hơn, chỉ là tổ chức da bao phủ đơn thuần, không có móng.

Phẫu thuật cắt bỏ thừa ngón bao gồm:

- Phẫu thuật cắt bỏ đơn thuần: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ 1 ngón thừa tại một vị trí nào đó của bàn tay, bàn chân, có thể là ngón cái, ngón út hoặc hiếm gặp hơn là thừa các ngón giữa mà không làm biến dạng xương-khớp. 

- Phẫu thuật tạo hình nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ của bàn tay (nhất là độ 3-6).

Phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa thường không ảnh hưởng tới khả năng vận động và sinh hoạt của trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một vài biến chứng sớm như chảy máu, hoại tử ngón và nhiễm trùng. Một vài biến chứng muộn như cứng khớp, biến dạng ngón, sẹo co, biến dạng móng, viêm rò xương…

Người bệnh cần thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định điều trị.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X