Hotline 24/7
08983-08983

Phù chân do huyết khối tĩnh mạch

Mẹ tôi 52 tuổi, bị đái tháo đường. Gần đây, mẹ tôi bị sưng phù chân đi lại rất khó khăn. Xin bác sĩ tư vấn giúp mẹ tôi mắc bệnh gì, có nguy hiểm không, cách điều trị ra sao?

La Thị Hải (Sơn La)

Đáp: Qua những miêu tả có thể mẹ chị bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Bình thường tĩnh mạch chân có nhiệm vụ dẫn máu về tim. Nếu có huyết khối trong lòng tĩnh mạch, máu về tim sẽ bị cản trở và ứ đọng ở chân gây phù.

Bên cạnh đó, huyết khối có thể vỡ ra và theo dòng máu trở về tim, sau đó được bơm lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi. Tình trạng này nhẹ thì gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng hô hấp, tim mạch, nặng có thể dẫn đến đột tử.

Thông thường, bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sẽ được điều trị nội khoa bằng thuốc kháng đông nhằm mục đích không cho huyết khối lan rộng và làm giảm nguy cơ thuyên tắc phổi. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là huyết khối vẫn còn nằm trong lòng tĩnh mạch, dù sau đó được tiêu hủy một phần, song phần còn lại có thể gây tắc hẹp tĩnh mạch ở các mức độ khác nhau sẽ cản trở dòng máu từ chân về tim.

Từ đó, gây nên các triệu chứng của suy tĩnh mạch như đau, phù chân và có thể loét chân không lành, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống. Phương pháp được khuyến cáo hiện nay là lấy huyết khối tĩnh mạch trong giai đoạn sớm (dưới 14 ngày) hoặc nong và đặt stent tĩnh mạch chậu bị tắc trong giai đoạn mạn tính (muộn hơn 6 tháng). Các phương pháp này, có thể giúp khắc phục các nhược điểm của phương pháp điều trị nội khoa bảo tồn. Chị nên đưa mẹ đến bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ thăm khám.

Theo BS Lê Thanh Phong - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X