Hotline 24/7
08983-08983

Phòng tránh rau bong non trong thai kỳ

Rau bong non là thuật ngữ sử dụng khi một phần hoặc toàn bộ nhau thai bong ra bất ngờ từ tử cung sau tuần thứ 20 của thai kỳ.

Phòng tránh rau bong non trong thai kỳ
Phòng tránh rau bong non trong thai kỳ

Tình trạng rau bong non nặng là một yếu tố nguy cơ chính gây thai chết lưu hoặc sinh non. Tình trạng này xảy ra với khoảng 1% tổng số ca mang thai, phổ biến nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu của tình trạng rau bong non có thể bao gồm chảy máu âm đạo, cứng hoặc đau ở vùng bụng và các cơn co thắt tử cung thường xuyên. Tất cả các trường hợp chảy máu âm đạo trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ cần được thông báo đến bác sĩ. Rau bong non không phải lúc nào cũng gây ra chảy máu âm đạo, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn nghi ngờ mình bị rau bong non.

Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân

Chấn thương vùng bụng vào cuối thai kỳ và nhiễm trùng trong tử cung có thể gây ra tình trạng rau bong non, nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra mà không có sự cảnh báo. Các yếu tố nguy cơ đã biết gây ra tình trạng rau bong non bao gồm:

Hút thuốc

- Sử dụng cocaine trong khi mang thai

- Trên 35 tuổi

- Mang đa thai

- Tăng huyết áp

- Có một rối loạn đông máu như hội chứng antiphospholipid

- Có tiền sử rau bong non ở những lần mang thai trước

- Vỡ ối sớm

Điều trị rau bong non

Trong hầu hết các trường hợp rau bong non, nhau thai chỉ tách biệt một phần khỏi tử cung thay vì tách biệt hoàn toàn. Khi phần trăm bánh rau lớn hơn bị bong ra, nguy cơ rau bong non sẽ cao hơn so với việc bánh rau chỉ bong một phần nhỏ. Tỷ lệ thai chết lưu sẽ tăng lên đáng kể trong các trường hợp rau bong non khi hơn 50% bánh nhau bị bong khỏi tử cung.

Khi một người phụ nữ có các triệu chứng của rau bong non, bác sĩ sẽ thường khám lâm sàng và siêu âm. Nếu các bác sĩ nghi ngờ rau bong non nghiêm trọng, cách điều trị thông thường là đình chỉ thai nghén bằng việc mổ lấy thai.

Thật không may, việc gây chuyển dạ không phải lúc nào cũng có nghĩa là em bé sống sót. Nếu rau bong non nặng xảy ra trước thời điểm em bé có thể sống được, chẳng hạn như trước 24 tuần, các bác sĩ có thể không cứu được em bé. Các bà mẹ bị rau bong non nặng có thể bị mất máu nặng, và những đứa trẻ sống sót sau khi sinh có thể phải đối mặt với các biến chứng do sinh non và thiếu oxy.

Khi rau bong non mức độ nhẹ đến trung bình và không gây nguy hiểm ngay lập tức cho người mẹ hoặc em bé, các bác sĩ có thể phải cho người mẹ nhập viện và cho nghỉ ngơi trên giường với sự giám sát chặt chẽ. Điều này có thể làm tăng tỷ lệ rằng em bé sẽ sống sót mà không có biến chứng về sức khỏe nghiêm trọng.

Đôi khi chảy máu sẽ ngừng và người phụ nữ sẽ có thể trở về nhà nghỉ ngơi trong thời gian còn lại của thai kì, nhưng một số người có thể cần phải ở lại bệnh viện. Nếu các bác sĩ muốn em bé được sinh trong khoảng từ 24 đến 34 tuần, bạn có thể sẽ được kê đơn corticosteroid để giúp phổi của em bé trưởng thành nhanh hơn để cải thiện tỷ lệ sống sót.

Những phụ nữ đã từng bị rau bong non thai trong các thai kỳ trước có thể được coi là có nguy cơ cao ở tất cả các thai kỳ trong tương lai, với khả năng tái phát là 10%.

Theo Viện y học ứng dụng Việt Nam/Verywell

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X