Hotline 24/7
08983-08983

Phòng tránh hóc xương ở trẻ nhỏ

Nghe nói ăn cá nhỏ cả xương mới tốt, nhưng tôi rất lo sợ các con tôi bị hóc xương cá. Xin BS tư vấn nếu chẳng may hóc xương thì nên làm thế nào.

Được biết ăn cá tốt cho sức khỏe cả người cao tuổi và trẻ em nên gia đình tôi cũng hay ăn cá. Nghe nói ăn cá nhỏ cả xương mới tốt, nhưng tôi rất lo sợ các con tôi bị hóc xương cá. Xin BS  tư vấn nếu chẳng may hóc xương thì nên làm thế nào.

Châu Thị Bé Hai (Bình Dương)


Hóc xương, trong đó có hóc xương cá là một tai nạn, có thể nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Khi hóc xương, bệnh nhân thấy vướng ở trong họng; nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt thấy hơi đau hoặc rất đau. Xương hóc ở đoạn nào thì đau ở đoạn đó, chẳng hạn hóc xương ở đoạn cổ thì thấy đau ở cổ; hóc ở đoạn ngực thì đau sau xương ức, đau xiên ra sau lưng, lan lên bả vai.

Sau khi hóc xương một hai ngày sẽ bị viêm nhiễm, với triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng, không nuốt được, ứ đọng nước bọt, hơi thở hôi... nếu xương đâm thủng thành thực quản hoặc chọc trực tiếp vào các mạch máu lớn, hay do viêm hoại tử làm vỡ các mạch máu lớn, có triệu chứng: khạc hoặc nôn ra ít máu đỏ tươi, hoặc đột nhiên bệnh nhân ộc máu ra, nuốt không kịp, phun ra máu đỏ tươi đằng mồm.

Khi bị hóc xương, tốt nhất là phải đến ngay bệnh viện để khám và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu ở nhà, hậu quả và biến chứng sẽ rất nặng.

Phòng bệnh: Cần bỏ hẳn thói quen chặt thịt lẫn xương để chế biến thức ăn, mà nên lọc thịt riêng, xương riêng. Nhắc nhở mọi người không nên vừa ăn, vừa nói chuyện nhiều, cười đùa khi ăn. Nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh các trường hợp phải ăn vội vàng. Nếu ăn cá, nên gỡ kỹ xương cho trẻ nhỏ và bố mẹ già. Hoặc nếu dùng cá nhỏ thì nên xay nhuyễn và chọn cá ít xương dăm.

AloBacsi.vn
Theo BS. Nguyễn Minh Hạnh - Sức khỏe & Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X