Hotline 24/7
08983-08983

Phòng tê nhức chân tay khi trở trời

Chứng đau nhức vai gáy, tê bì chân tay... khiến nhiều người khổ sở khi trái gió trở trời. Song ngay cả khi thời tiết ổn định, không ít người vẫn bị bệnh này hành hạ...

Cách đây hơn một tuần, tiết trời mưa nhiều, cô Ngọc Ánh, sống ở quận 6, TP HCM thấy tay chân mỏi nhừ, tê buốt. Đến giờ, trời đã nắng ấm nhưng cô vẫn chưa đỡ. "Tê buốt hết hai bàn tay, cánh tay, có khi mất hết cả cảm giác. Nghĩ thời tiết ổn định thì sẽ đỡ, nào ngờ gió mùa qua gần một tuần rồi mà vẫn đau quá", cô Ánh than thở.

Cùng nỗi khổ đó, mỗi khi trời "nổi gió", bác Năm sống ở Cầu Giấy, Hà Nội lại thấy chân tay rơi vào tình trạng "bỏ thì thương, vương thì tội" vì cảm giác đau nhức khó chịu. Bác chỉ ao ước chân tay không còn nhức mỏi để không phải làm phiền đến con cháu. Bởi mỗi lần như vậy, bác thường không làm được việc gì, thậm chí còn khiến con cái phải nghỉ làm để đưa đi khám.

Đau nhức chân tay mỗi khi trái gió trở trời là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Song do là bệnh thời tiết nên tình trạng này dai dẳng, dễ tái phát và không dễ chữa trị.

Các nghiên cứu y khoa cho thấy: tình trạng tê nhức chân tay, đau mỏi vai gáy, lưng gối chủ yếu là do khí huyết lưu thông kém, "bất thông tắc thống". Bệnh dễ nặng hơn vào mùa đông bởi thời tiết lạnh gây co mạch, làm máu lưu thông kém khiến chân tay càng đau buốt, tê cứng.

Để đẩy lùi chứng bệnh dai dẳng và khó chịu, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây:

1. Chế độ ăn uống

Theo DS Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng phòng nghiên cứu, Công ty Dược phẩm Phú Hưng, chứng tê nhức chân tay chủ yếu là hậu quả của các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm… Chúng gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu. Chứng bệnh này thường gặp ở người già do lão hóa, người trẻ ít vận động… Người bệnh cần chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe, bổ sung thêm trong bữa ăn hằng ngày các loại thức ăn giàu vitamin nhóm B, canxi, magie như các loại đậu, ngũ cốc, trứng, sữa…

Te-nhuc-8-1-1378690704.jpg
Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ít vận động, gây bất lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động của chân tay nói riêng

2. Chế độ vận động

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ít vận động, gây bất lợi cho sức khỏe nói chung và chức năng hoạt động của chân tay nói riêng. Vận động thường xuyên, lựa chọn mức độ và hình thức tập luyện phù hợp với thể trạng từng người là điều cần thiết. Các môn thể dục giúp lưu thông máu tốt, có lợi cho người mắc chứng tê nhức chân tay là đi bộ, thái cực quyền, khí công, yoga…

3. Chủ động phòng bệnh mỗi khi trái gió trở trời

Những khi thời tiết thay đổi, nhất là những ngày trời lạnh hay mưa gió, người bệnh nên hạn chế đi ra ngoài, giữ ấm tay chân, có thể ngâm tay chân với nước ấm pha chút gừng. Đồng thời, bệnh nhân nên bổ sung vào thực đơn các món ăn tốt cho xương khớp như lá lốt, xương xông…

4. Sử dụng viên uống hỗ trợ điều trị

Cũng theo DS Nguyễn Thanh Xuân, người mắc chứng tê nhức chân tay có thể dùng thêm các dạng viên uống bổ sung được chiết xuất từ các loại thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, mạnh gân cốt, giảm đau nhức xương khớp. Một số loại dược liệu giúp hỗ trợ điều trị tê nhức chân tay như thục địa, độc hoạt, đương quy, xuyên khung, ngưu tất…

AloBacsi.vn
Theo Bảng Anh - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X