Hotline 24/7
08983-08983

Phòng chữa bệnh mắt hột

bệnh mắt hột có thể lây lan thành dịch ở những nơi vệ sinh kém, nguồn nước bị ô nhiễm; tùy bệnh nhẹ hay nặng mà có những biểu hiện khác nhau.

Gần đây tôi thường bị cộm và chảy nước mắt, đi khám được biết là bị bệnh mắt hột. Xin hỏi, cách phòng và chữa bệnh mắt hột?

Nguyễn Thị Vui (Nghệ An)

Bệnh mắt hột là viêm kết mạc mạn tính do vi khuẩn Chlamydia trichomatis gây ra; bệnh có thể lây lan thành dịch ở những nơi vệ sinh kém bởi nguồn nước bị ô nhiễm; tùy theo bệnh nhẹ hay nặng mà có những biểu hiện khác nhau. Ở thể nhẹ: tổn thương chỉ ở lớp biểu mô kết mạc, chỉ ngứa mắt, xốn mắt, mỏi mắt, chảy nước mắt. Thể nặng, tổn thương sâu bên dưới của kết mạc mắt, có thể gây các biến chứng như lông quặm, lông xiêu, sẹo giác mạc, mù lòa. Lông quặm, lông xiêu là do tổn thương kết mạc bờ mi làm cho lông mi bị xiêu vẹo, quặp vào, cọ xát liên tục vào giác mạc, gây trầy xước, loét giác mạc, làm mờ đục giác mạc. 


Nếu bị nhiễm khuẩn gây viêm mủ nhãn cầu có thể phải khoét bỏ mắt hoặc viêm teo mắt dẫn đến mù lòa; viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ dẫn đến mờ mắt, chảy nước mắt sống. Khô mắt, khô giác mạc: do các ống tuyến bị teo, giảm tiết dịch... Điều trị chủ yếu là dùng thuốc nhỏ mắt hoặc tra thuốc mỡ. Có thể dùng một trong các thuốc sau: mỡ tetracyclin 1%, tra mắt buổi tối mỗi tháng 10 ngày liên tục trong khoảng  6 tháng - 1 năm; uống một trong các thuốc tetracyclin, erythromycin, doxycyclin trong 3-4 tuần; phẫu thuật xử lý các trường hợp biến chứng như lông quặm, lông xiêu.

Phòng bệnh bằng cách luôn rửa sạch tay sau khi lao động hay tiếp xúc với môi trường đất, nước bẩn; không dụi tay bẩn lên mắt; đeo kính khi đi đường để tránh gió bụi vào mắt; rửa mặt bằng khăn mặt riêng; không sử dụng nước ao hồ để tắm rửa...

Theo BS. Đặng Thị Ngọc Ba, Sức khỏe và đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X