Hotline 24/7
08983-08983

Phì đại cổ tử cung: bệnh tiềm ẩn và dễ gây vô sinh ở phụ nữ

Phì đại cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp và bếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một loạt những bệnh lý phụ khoa.

Thưa bác sĩ, em đang rất hoang mang về bệnh trạng của mình. Em đã kết hôn gần 2 năm nhưng chưa có con. Trước đây, em thường xuyên bị viêm, ngứa "vùng kín". Vì chủ quan nên em không đi khám. Đến nay, đi khám thì bác sĩ nói em nên khó có thai. Mặc dù đã được kê thuốc để uống nhưng em vẫn rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em phải làm thế nào để nhanh khỏi bệnh. Em xin cảm ơn bác sĩ! (Hoa Ly)

Trả lời:

Bạn Hoa Ly thân mến!

Phì đại cổ tử cung là hiện tượng kích thước của cổ tử cung ở cơ quan sinh dục nữ bị phình to ra, lớn hơn so với kích thước bình thường từ 2 - 4 lần. Nguyên nhân gây phì đại liệt tuyến có thể do tình trạng viêm cổ tử cung mãn tính. Bệnh cũng có thể sinh ra do sự tích tụ lâu ngày của các lớp dịch nhày, cặn bã, khiến cổ tử cung bị sưng lên và biến dạng.

Những người cỏ tỉ lệ nạo hút thai hoặc sinh để nhiều có nguy cơ bị phì đại cổ tử cung cao hơn những người khác do cổ tử cung bị bào mòn nhiều. Khi bị phì đại cổ tử cung, các lớp niêm mạc bề mặt của cổ tử cung thường bị sưng, tấy đỏ, mưng mủ, loét, chảy máu...

cảnh giác bệnh phì đại cổ tử cungPhì đại cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp, chủ yếu do viêm cổ tử cung mãn tính gây ra. Ảnh minh họa

Phì đại cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp và bếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một loạt những bệnh lý phụ khoa khác, thậm chí còn ảnh hưởng đến việc sinh đẻ của phụ nữ do cổ tử cung bị suy giảm khả năng co giãn để bảo vệ thai nhi.

Một số triệu chứng phổ biến khi bị phì đại cổ tử cung bao gồm: Lượng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài; Khí hư có máu hoặc khi giao hợp thấy có máu (khi bị phì đại cổ tử cung lâu ngày không được điều trị sẽ xuất hiện hiện tượng này); Chứng viêm cổ tử cung men theo dây chằng của xương cùng lan ra hố chậu cũng có thể gây đau đớn, bụng dưới nặng trĩu, đau bụng kinh, mỗi lần đi đại tiện hay giao hợp sẽ càng nặng hơn; Khí hư ra nhiều, bụng dưới thấy đau và nặng.

Khi ở giai đoạn cấp tính, khí hư sẽ có dạng mủ kèm theo đau bụng dưới và đau lưng, bàng quang bị kích thích khiến tiểu tiện nhiều lần...

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh như dùng thuốc kháng viêm, đốt điện, laser,…hoặc dùng sóng cao tần ở tần số cao để đốt các vết viêm nhiễm, lở loét, khống chế không cho vi khuẩn lan rộng và phát triển nặng thêm.

Bạn nên thăm khám và tuân thủ nghiêm túc chỉ định điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.

Khi bệnh đã thuyên giảm, bạn cũng cần có kế hoạch bảo vệ bản thân, phòng ngừa bệnh tái phát bằng cách vệ sinh thật sạch sẽ "vùng kín" hàng ngày, đặc biệt trong các ngày kinh nguyệt, khi quan hệ tình dục. Không nên nạo hút thai thường xuyên để tránh những thương tổn cho cổ tử cung. Nếu thấy có dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo, "vùng kín", cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Theo BS. Hoa Hồng - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X