Hotline 24/7
08983-08983

Phẫu thuật nội soi YES có áp dụng cho người bệnh teo chân do thoát vị đĩa đệm?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Mẹ của tôi năm nay đã 46 tuổi, bà ấy bị mắc chứng thoát vị đĩa đệm đã lâu, nay đã bị teo 2 chân dưới, thường xuyên đau nhức. Tôi thấy có dịch vụ phẫu thuật nội soi YES có hiệu quả cao, không biết ở đây có sử dụng phương pháp đó không? Nếu có thì chi phí như thế nào? Nếu không sử dụng phương pháp này thì bác sĩ có thể tư vấn cho tôi các phương pháp hữu ích khác không ạ? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời
chân thường xuyên đau nhức do bị teo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chân thường xuyên đau nhức do bị teo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Mẹ bạn bị thoái hóa đĩa đệm và có teo 2 chân thì có thể khám tại chuyên khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện 115 để xem xét chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ chọn lựa mổ theo phương pháp nội soi hay phương pháp kinh điển tùy thuộc vào bệnh lý của mẹ bạn.

Phương pháp mổ nào cũng đều có ưu điểm và hữu ích, đều có tác dụng tốt.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Teo cơ chân là tình trạng phần cơ ở chân bị yếu đi hay khối lượng cơ ở vùng chân bị giảm sút ở 1 hoặc cả 2 bên chân. Dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh teo cơ bắp chân là một bên chân sẽ nhỏ bên còn lại do sự không đồng đều về lượng cơ xảy ra.

Cơ chế dẫn đến bệnh teo cơ chân được xác định là do sự mất cân đối giữa quá trình tạo cơ và hủy cơ. Khi mà quá trình hủy cơ xảy ra mạnh mẽ hoặc quá trình tạo bị ức chế sẽ dẫn đến khối lượng cơ bị giảm không được bù lấp và kết quả là cơ chân bị teo.


Các thể teo cơ chân thường gặp bao gồm teo cơ chân một bên, teo cơ chân trái, teo cơ chân phải hoặc teo cơ chân cả hai bên, teo cơ bàn chân, teo cơ cẳng chân… Tất cả những dấu hiệu này đều có thể dẫn đến khả năng bị bại liệt chân, gây khó khăn cho việc đi lại, thậm chí là chân không còn đi lại được nữa.

Các thể teo cơ chân thường gặp bao gồm teo cơ chân một bên, teo cơ chân trái, teo cơ chân phải hoặc teo cơ chân cả hai bên, teo cơ bàn chân, teo cơ cẳng chân… Tất cả những dấu hiệu này đều có thể dẫn đến khả năng bị bại liệt chân, gây khó khăn cho việc đi lại, thậm chí là chân không còn đi lại được nữa.

Có nhiều nguyên nhân gây teo cơ chân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do ít vận động. Còn nguyên nhân ít vận động thường do người bệnh gặp chấn thương hoặc do bệnh lý. Bên cạnh đó, nguyên nhân làm mắc bệnh teo cơ chân cũng có thể do rối loạn gen.

Một số bệnh lý phổ biến là nguyên nhân dẫn đến teo cơ chân như:

- Thoát vị đĩa đệm
- Gãy xương đùi
- Bại liệt
- Teo cơ tiến triển
- Bỏng nặng
- Ung thư

Hầu hết các nguyên nhân teo cơ chân xuất phát từ việc gặp phải những chấn thương như trẹo chân, bong gân, gãy hoặc rạn xương, khiến cho người bệnh phải cố định vị trí chân bị tổn thương. Sau khoảng thời gian dài không được vận động, các cơ bắt đầu bị teo nhỏ đi và gây ra tình trạng bệnh như trên.

Vì thế, bệnh teo cơ chân có thể chữa khỏi được nếu bạn đến bệnh viện điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ.

Sau khi khám, làm các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kết hợp các phương pháp xoa bóp, vật lý trị liệu, điện châm,… thích hợp với tình trạng mỗi người.

Song song với điều trị tại bệnh viện, người bệnh cũng nên thực hiện những điều sau để có hiệu quả cao nhất.

- Người bệnh hoặc người thân nên thường xuyên xoa bóp giúp máu lưu thông hoặc chườm nóng, chườm ấm lên chân để mạch máu trong cơ giãn, giúp cơ mềm ra. Có thể áp dụng phương pháp đông y cổ truyền là bấm huyệt phương pháp này rất tốt đối với bệnh teo cơ chân ở người lớn.

- Những trường hợp cần cố định chân, không thể di chuyển vì chân bị đau như bong gân, đứt dây chằng, gãy chân,… thì người bệnh nên chủ động luyện đi sớm, hoặc ít nhất là vận động chân một chút trong thời gian sớm nhất có thể rồi bắt đầu tăng vận động lên.

- Người bị teo cơ bắp chân cần phải khổ luyện, kiên trì, chịu đau tốt mới có thể khôi phục chức năng của đôi chân, sớm đi lại được như bình thường. Khi vận động chân cũng cần lưu ý tránh nguy cơ vết thương bị lở loét, tắc mạch chi,… Tuy nhiên, bệnh nhân và người nhà cần lưu ý việc tập luyện như thế nào cần có sự thăm khám và hướng dẫn từ bác sĩ thì mới có thể đạt kết quả tốt nhất.

- Ngoài ra, còn có một số thực phẩm rất tốt cho bệnh teo cơ chân cần bổ sung đầy đủ.

BS.CK2 Nguyễn Hữu Tâm
Trưởng khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X