Hotline 24/7
08983-08983

Phân có màu đen do đâu?

Phân có màu đen do nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi nó cũng không phải tình trạng xấu về sức khỏe. Nhưng nếu bạn từng bị chảy máu đường tiêu hóa, phân có mùi hôi hoặc nếu phân đen kéo dài một vài ngày, bạn nên đến gặp bác sỹ.

Những điều bạn cần biết về phân đen

- Hầu hết các trường hợp phân đen là do ăn thức ăn đen hoặc uống bổ sung sắt.

- Tình trạng phổ biến nhất gây phân đen là loét hoặc chảy máu.

- Phân đen do máu chỉ ra một vấn đề ở đường tiêu hóa trên.

- Máu trong phân có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm phân.

- Phân đen cùng với đau bụng, nôn, hoặc tiêu chảy là nguyên nhân để đi khám bác sĩ ngay lập tức.

- Nếu nghi ngờ có máu trong phân, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phân đen gây ra bởi thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung

Phân đen có thể do thức ăn, thực phẩm bổ sung, uống thuốc hoặc khoáng chất gây ra. Bổ sung sắt, dùng một mình hoặc là một phần của một loại vitamin tổng hợp để điều trị thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây phân đen hoặc phân xanh. Thực phẩm có màu xanh đậm, đen hoặc xanh lá cây cũng có thể gây phân đen. Các chất thường được phát hiện là gây phân đen bao gồm:

- Cam thảo đen

- Quả việt quất

- Chất bổ sung sắt

- Chì

- Bismuth (Pepto-Bismol)

Nếu bạn nhìn thấy phân đen và điều này xuất hiện khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó thì là bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sỹ nếu phân của mình có màu đen mà không phải do các nguyên nhân trên.

a

Phân đen gây ra bởi máu

Chảy máu xuất phát từ hệ tiêu hóa trên, chẳng hạn như thực quản hoặc dạ dày, có thể gây phân đen. Khi máu đi qua cơ thể và tương tác với các enzym trong quá trình tiêu hóa, máu thay đổi từ màu đỏ sang màu đen. Máu đỏ trong phân thường là từ đoạn thấp hơn trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như trực tràng hoặc đại tràng. Máu từ đoạn thấp hơn trong hệ thống tiêu hóa sẽ được tiếp xúc với quá trình tiêu hóa ít hơn và có thể giữ được màu đỏ.

Nếu phân màu đen kèm theo các triệu chứng khác như cảm thấy suy nhược hoặc ngất xỉu, chóng mặt, đau hoặc nôn, đặc biệt nếu có máu trong chất nôn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Hãy trao đổi với bác sỹ về các yếu tố nguy cơ gây chảy máu đường tiêu hoá và kiểm tra xem, liệu bạn có các yếu tố nguy cơ dưới đây hay không:

- Bệnh gan

- Ung thư

- Tổn thương Dieulafoy (một tình trạng hiếm gặp của dạ dày)

- Viêm loét thực quản

- Viêm loét dạ dày

- Thiếu máu cục bộ ruột

- Tổn thương trong thực quản (tổn thương Mallory-Weiss)

- Giãn tĩnh mạch (tĩnh mạch lớn bất thường) trong thực quản hoặc dạ dày

Chẩn đoán máu trong phân

Chỉ riêng tình trạng phân màu đen là chưa đủ để chẩn đoán tình trạng có máu trong phân. Do đó, một bác sĩ sẽ cần phải xác nhận liệu có thực sự là máu trong phân. Điều này có thể được thực hiện thông qua khám  trực tràng. Hoặc, nó có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân, sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm để đánh giá.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam/Verywell

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X