Hotline 24/7
08983-08983

Phải làm gì khi mới được chẩn đoán đái tháo đường type 2?

Đái tháo đường type 2 được chẩn đoán khi xét nghiệm đường huyết lúc đói trong 2 lần bất kỳ cho kết quả từ 126 mg/dL trở lên. Một khi mắc bệnh, bạn sẽ phải bắt đầu làm quen với việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn, phải kiểm tra đường huyết thường xuyên… và những thay đổi này thực sự khó khăn với nhiều người.

Theo BS Brian Jameson từ Trung tâm Y tế Geisinger (Mỹ), điều đầu tiên những người mới mắc đái tháo đường type 2 cần làm là chuẩn bị cho mình những kiến thức căn bản về bệnh. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường, cơ chế chuyển hóa đường trong cơ thể cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiện nay.

Xác định các thói quen xấu có thể ảnh hưởng tới đường huyết

Những người mới được chẩn đoán đái tháo đường type 2 nên xem xét lại lối sống của mình, bao gồm cả chế độ ăn uống hàng ngày, thói quen tập thể dục, thể thao…

BS Brian Jameson cảnh báo, nhiều người không nhận ra mình có thói quen tiêu thụ lượng lớn carbohydrate (chất đường, bột) trong chế độ ăn hàng ngày thông qua các loại nước ngọt, bánh kẹo ngọt và các món ăn vặt khác. Điều này có thể khiến đường huyết của bạn “âm thầm” tăng cao.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường type 2 cũng nên thiết lập thói quen tập thể dục đều đặn, vừa sức để giảm cân, cải thiện nồng độ cholseterol, huyết áp… Những thay đổi này có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Tập thể dục vừa sức, đều đặn sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết

Có rất nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường

Bên cạnh việc thay đổi lối sống lành mạnh, bạn sẽ phải bắt đầu làm quen với việc dùng thuốc đều đặn để kiểm soát đường huyết. Nếu năm 1998 mới chỉ có 3 loại thuốc điều trị đái tháo đường thì tới nay đã có tới 11 nhóm thuốc điều trị khác nhau. Có những loại thuốc giúp làm tăng hoạt tính của insulin, có những loại thuốc giúp tuyến tụy sản sinh nhiều insulin hơn và có cả các loại thuốc tiêm trực tiếp insulin, đồng thời hỗ trợ giảm cân.

Dù một số loại thuốc tiêm mới chỉ cần được tiêm 1 lần/tuần, các chuyên gia khuyến cáo rằng “tiêu chuẩn vàng” của thuốc điều trị đái tháo đường vẫn là Metformin. Loại thuốc này không gây tăng cân, không gây hại cho trái tim trong khi giúp ổn định đường huyết hiệu quả.

Mục tiêu quan trọng trong điều trị đái tháo đường là phòng ngừa nguy cơ biến chứng

Đái tháo đường có thể ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, gây ra nhiều tổn thương nguy hiểm nếu bạn không kiểm soát được bệnh một cách triệt để.

Một trong những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất là các bệnh tim mạch. Theo đó, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị bệnh tim cao gấp 2 lần người bình thường. Do có thể ảnh hưởng tới hệ mạch máu trong cơ thể, đái tháo đường cũng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tổn thương thần kinh…

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng tới khả năng chữa lành vết thương của bạn. Khi kết hợp với tình trạng tổn thương thần kinh ở các chi, ngay cả những vết trầy xước nhỏ cũng có thể dẫn tới nguy cơ đoạn chi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh đái tháo đường type 2 cần dùng thuốc và thay đổi lối sống theo chỉ dẫn của bác sỹ. Bạn cũng sẽ phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo đường huyết luôn được kiểm soát tốt.

Tìm hiểu thêm về các thực phẩm bổ sung để  giảm và ổn định đường huyết hiệu quả

Bên cạnh thuốc và chế độ ăn uống, tập luyện thì không thể phủ nhận vai trò của các sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược trong việc kiểm soát đường huyết, ngừa biến chứng tiểu đường. Theo các chuyên gia Đông và Tây y, sử dụng các thực phẩm bổ sung đúng cách sẽ giúp cho mức đường huyết duy trì ở ngưỡng an toàn, giảm chỉ số HbA1c, từ đó phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Người mới mắc đái tháo đường cần một sản phẩm đặc thù, mamg lại nhiều lợi ích, quan trọng nhất là tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường để về lâu dài giúp cơ thể tự thiết lập và cân bằng lại rối loạn chuyển hóa. Nội dung trong bài viết này đã có các hướng dẫn rất chi tiết, mời bài đọc thêm tại đây.

Theo Vi Bùi - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X