Hotline 24/7
08983-08983

Phải hút dịch bướu lành tính đến khi nào BS ơi?

Câu hỏi

Chào BS, Năm 2017 em sinh bé xong thì thấy cổ phình to (năm 13 tuổi em phát hiện bướu đơn thuần do thiếu iot và đã điều trị mấy năm ở BV Nội Tiết Trung ương), không đau, không khó chịu. Em có đi khám, làm xét nghiệm tế bào và các xét nghiệm cần thiết khác thì BS nói lành tính. Giáp trái có dịch chỉ định hút dịch. Lần đầu hút được 23ml có màu đen. Sau đó 2 tuần hút lại, rồi mỗi tháng hút 1 lần. Tổng số lần hút đến nay là 10 lần. Lần gần đây nhất hút được 10ml dịch trong. Em đang cho bé bú nên BS không chỉ định thuốc. Vậy em phải hút dịch giáp tới khi nào? (BS điều trị nói cứ hút thôi, có người hút 20-30 lần). Giờ con em được 15 tháng tuổi có uống thuốc gì được không? BS có kê thuốc lần gần đây em đi hút đọc là “thy- a-rốc” nhưng em chưa dám uống. Mong BS tư vấn giúp em. Cám ơn BS ạ.

Trả lời
Bướu giáp lành tính nên tiến hành chọc hút dịch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bướu giáp lành tính nên tiến hành chọc hút dịch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trường hợp của bạn, nếu chẩn đoán tế bào là lành tính thì các BS chuyên khoa có thể điều trị bằng chọc hút dịch, dùng thuốc và có thể tiêm ethanol vào trong nang (chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và có siêu âm hướng dẫn). Nếu tuyến giáp to gây triệu chứng, BS sẽ xem xét phẫu thuật khi không có chống chỉ định.

Về thuốc điều trị tôi đoán thuốc bạn đang dùng là Levothyroxin, thuốc này không gây ảnh hưởng đến phụ nữ cho con bú, tuy nhiên việc dùng thuốc cần phải theo dõi sát chức năng tuyến giáp cũng như dấu chứng lâm sàng để điều chỉnh liều lượng phù hợp. Bạn nên tái khám ở BS chuyên khoa Nội tiết để được tư vấn trực tiếp về việc dùng thuốc bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bướu tuyến giáp là tình trạng phì đại bất thường của tuyến giáp. Mặc dù bướu tuyến giáp thường không gây đau,nhưng nếu bướu lớn có thể gây ra ho và khiến bạn khó nuốt hoặc thở.

Các triệu chứng bướu tuyến giáp thường gặp là:

- Kích thước phía trước cổ to lên bất thường

- Cổ sưng đau, cảm giác vướng mắc ở cổ họng, khó thở, khó nuốt, khàn tiếng

- Trường hợp bướu giáp đi kèm với cường giáp sẽ có các dấu hiệu như sụt cân nghiêm trọng, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, khó tính bực bội, người hay vã mồ hôi.

Nếu bướu đi kèm với suy giáp, bệnh nhân sẽ tăng cân bất thường, hay buồn phiền, lo âu, chịu lạnh kém,…

Một số thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh:

- Bổ sung đủ lượng i-ốt. Bạn có thể dùng muối i-ốt, ăn hải sản, rong biển 2 lần/tuần. Một số loại trái cây, rau quả, sữa bò và sữa chua củng có nhiều i-ốt. Một người bình thường cần 150mcg i-ốt mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai sẽ dùng một lượng khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

- Tránh dùng quá nhiều i-ốt. Bạn có biết tiêu thụ quá nhiều i-ốt cũng dẫn đến bướu cổ. Nếu bạn bị bướu tuyến giáp vì nguyên nhân này, hãy hạn chế dùng muối i-ốt, cũng nhưng ăn hải sản.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X