Hotline 24/7
08983-08983

Ôtô chứa hơn 700 vi khuẩn gây bệnh

Vi khuẩn tập trung chủ yếu ở vô lăng, máy lạnh, cần số, ghế sau..., nên vệ sinh thường xuyên trong xe.

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Queen (Mỹ), trong xe hơi có hơn 700 loại vi khuẩn. Nếu ôtô không được vệ sinh thường xuyên thì người trong xe có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.

Bác sĩ Bội Kha, khoa Phổi Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết trong ôtô là môi trường tích tụ nhiều loại vi khuẩn có hại. Vi khuẩn trên xe có thể gây một số bệnh như tiêu chảy, viêm da, mẩn ngứa hay bệnh về đường hô hấp. Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn này. 

Hệ thống lọc không khí

Giáo sư Stephen Holgate, chuyên gia về bệnh suyễn tại Đại học Southampton cảnh báo ô nhiễm không khí trong ôtô cao gấp 9-12 lần so với bên ngoài. Nguồn không khí ô nhiễm bên ngoài được hút và tích tụ vào trong theo hệ thống điều hòa của xe. Do đó, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc không khí trong xe, nhất là vào mùa hè, nắng nóng sẽ tạo ra nhiều chất độc hại hơn.

Loại bỏ rác thải từ đồ ăn

Rác thải là nơi tích tụ vi khuẩn trong xe

Rác thải là môi trường thuận lợi của vi khuẩn tập trung. Nếu chỉ dọn dẹp bình thường thì không thể khử hoàn toàn mùi hôi này được. Chính vì vậy, sau khi dọn dẹp sạch sẽ những thực phẩm dư thừa vương vãi trên xe, bạn xịt lên một lớp nước diệt khuẩn chuyên dụng để khử sạch mùi hôi cũng như mầm mống vi khuẩn gây bệnh.

Loại bỏ những thứ không cần thiết

Trẻ nhỏ thường hiếu động và tò mò. Do đó, mọi vật dụng trên xe đều có thể trở thành đồ chơi cho trẻ. Trẻ thường ngậm và ôm đồ lạ vào người, ảnh hưởng đến đường hô hấp và các bệnh ngoài da. Nguy hiểm hơn là khi không có người kiểm soát, trẻ sẽ dễ nuốt những vật dụng có kích thước nhỏ trên xe.

Nên thường xuyên dọn dẹp đồ dùng trên xe, vứt bỏ đồ cũ, không cần thiết để môi trường trong xe luôn sạch sẽ và vệ sinh.

Không hút thuốc lá trên xe

Hút thuốc lá trên xe dù có bật điều hòa, mở cửa sổ thì mùi thuốc vẫn còn, tàn thuốc có thể bị rơi vãi trong xe. Thuốc lá có hại cho tất cả mọi người, không riêng gì trẻ nhỏ. Do đó, bạn không nên hút thuốc lá trong xe. 

Theo Thùy An - VnExpress

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X