Hotline 24/7
08983-08983

Ống nước sông Đà 18 lần gặp sự cố, ai là người phải bồi thường?

Ống nước sông Đà 18 lần bị vỡ, tổn thất hơn 16,6 tỷ đồng để sửa chữa và khắc phục sự cố. Tuy nhiên, công ty Vinaconex không yêu cầu bồi thường.

18 lần gặp sự cố, tổn thất gần 17 tỷ đồng

Mới đây, Tổng Giám đốc công ty CP Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) có tờ trình về việc xin phê duyệt việc không yêu cầu các cá nhân, tổ chức liên quan bồi thường thiệt hại đối với chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố đường ống nước sông Đà sau nhiều lần gặp sự cố. Ngay sau đó, Hội đồng quản trị Công ty CP Nước sạch Vinaconex đã nhất trí phê duyệt không yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với việc tốn hơn 16 tỷ đồng khắc phụ 18 lần sự cố của đường ống nước sông Đà.

Được biết, dự án cấp nước Chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn 1 được hoàn thành và cấp nước cho thành phố Hà Nội từ tháng 4/2009.

Tuy nhiên, trong quá trình quản lý và vận hành sản xuất kinh doanh đến ngày 2/10/2016, tuyến ống truyền tải đã xảy ra 18 lần sự cố vỡ đường ống.

Đáng chú ý là việc khắc phục 18 lần vỡ ống nước sông đà đã tốn 16.618.883.494 đồng.

ong-nuoc-song-da-18-lan-gap-su-co-ai-la-nguoi-phai-boi-thuong Chi tiết chi phí khắc phục sửa chữa 18 lần vỡ ống nước sông Đà. Ảnh: Đất Việt

Về việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại, Viwasupco lý giải rằng:

"Tổng chi phí sửa chữa, khắc phục 18 lần sự cố và chi phí bảo dưỡng sửa chữa đều nằm trong kế hoạch chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hàng năm được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông phê duyệt".

Hàng năm, Công ty đã hạch toán toàn bộ phần chi phí xử lý, khắc phục sự cố nêu trên vào chi phí bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch.

Đồng thời khoản chi phí đó được kiểm toán độc lập, kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế đã thanh tra kiểm tra từ năm 2012 đến năm 2016 và ban kiểm soát Công ty kiểm tra công nhận là chi phí hợp lý của Công ty".

Chuẩn bị xét xử vụ vỡ đường ống nước sạch Sông Đà

Theo dự kiến, ngày 5/3 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 9 bị cáo trong vụ vỡ đường ống nước sạch Sông Đà gồm:

Hoàng Thế Trung (SN 1960, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội), nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà, Hà Nội (gọi tắt là Ban QLDA cấp nước Sông Đà);

Nguyễn Văn Khải, Trương Trần Hiển - nguyên Phó Giám đốc và Trưởng phòng Vật tư, Ban QLDA cấp nước Sông Đà;

Trần Cao Bằng, Vũ Thanh Hải - nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc Công ty CP Ống sợi thủy tinh (Vinaconex);

Đỗ Đình Trì - nguyên Trưởng đoàn Tư vấn giám sát của Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam (Viwase);

Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống và Bùi Minh Quân, nguyên cán bộ Viwase.

Phiên xử dự kiến sẽ kéo dài liên tục trong 10 ngày. HĐXX gồm 3 thành viên do nữ thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm chủ tọa.

Theo cáo trạng của Viện KSND Tối cao, dự án nước sạch Sông Đà - Hà Nội do Tổng Công ty Vinaconex làm chủ đầu tư, được triển khai xây dựng từ năm 2004 đến 2009 thì hoàn thành. Hệ thống đường ống cấp nước này đã được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khai thác hệ thống cấp nước Sông Đà, nhiều tuyến ống liên tục xảy ra sự cố nứt, vỡ.

ong-nuoc-song-da-18-lan-gap-su-co-ai-la-nguoi-phai-boi-thuong  Đường ống nước sạch Sông Đà 18 lần bị vỡ. Ảnh: Dân trí

Tiến hành giám định, Bộ Xây dựng kết luận, nguyên nhân do chất lượng ống cốt sợi thủy tinh không đảm bảo yêu cầu thiết kế và độ bền đạt thời gian 50 năm. Từ tháng 2/2012 đến tháng 10/2016, tuyến ống của hệ thống cấp nước Sông Đà đã 18 lần bị vỡ với 23 cây ống composite cốt sợi thủy tinh bị vỡ.

Việc vỡ hệ thống đường ống nước sông Đà dẫn đến đơn vị khai thác, kinh doanh phải bỏ ra hơn 16,6 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Bên cạnh đó, hậu quả của những lần vỡ ống nước còn khiến 177.000 hộ dân bị mất nước sinh hoạt trong 386 giờ với lưu lượng nước bị ngừng trệ lên tới hơn 1,7 triệu m3.

Để xảy ra hậu quả nghiêm trọng đó, cáo trạng truy tố 9 bị cáo xác định, nguyên Giám đốc Ban QLDA cấp nước Sông Đà cùng đồng phạm đã vi phạm các quy định về xây dựng. Trong đó, Hoàng Thế Trung, Nguyễn Văn Khải và Trương Trần Hiển là những người có trách nhiệm tổ chức thực hiện thi công, trên cương vị của chủ đầu tư song lại không làm tròn chức trách.

Các bị can này đã ký 73 biên bản nghiệm thu, giai đoạn cung cấp ống và xác nhận hơn 5.000 sản phẩm ống, phụ kiện ống composite dùng trong dự án không đạt chất lượng. Trong 3 cựu cán bộ của Ban QLDA cấp nước Sông Đà, bị can Trung và Hiển phải chịu trách nhiệm toàn bộ về thiệt hại. Còn bị can Khải phải chịu một phần trách nhiệm tương ứng.

Theo Minh Trần - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X