Hotline 24/7
08983-08983

Ổ giun sán trong bụng vì 'nghiện' ăn rau sống

Rau sống giàu vitamin nhưng khi ăn nguồn thực phẩm này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán trong bụng nếu xử lý không đúng cách.

Nhiễm ký sinh trung phải nhập viện vì ăn rau sống

Rau sống là món ăn thông dụng của người Việt có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi chúng chứa vitamin C, A, E, chất khoáng. Tuy nhiên, nhiều khuyến cáo cho rằng ăn rau sống có nguy cơ cao dẫn đến nhiễm ký sinh trùng.

Nhất là rau sống không đảm bảo vệ sinh (tưới bón phân tươi, phân bắc chưa ủ kỹ, sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định...) thì lại là món ăn mang theo mầm bệnh làm cho người ăn dễ bị viêm nhiễm đường tiêu hoá, bệnh giun sán, nhiễm độc thuốc trừ sâu cấp và mạn tính.

Nạn nhân gần đây nhất là chị Nguyễn Hải V. 34 tuổi, trú tại Hà Nam đã đi khám bệnh ở nhiều nơi nhưng bác sĩ không tìm ra bệnh.

Theo tờ Infonet, chị V. đã đến BV Bạch Mai Hà Nội làm các xét nghiệm ký sinh trùng và được bác sĩ chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng sán ruột. Bác sĩ kê thuốc sổ sán và thật kinh hoàng cả vốc sán ruột được đào thải ra ngoài.

Chị V. cho biết chị rất thích ăn rau sống và các loại rau sống thuỷ sinh như rau rút, rau cần cũng hay ăn tái có thể loại rau này nhiễm sán rồi trong quá trình ăn uống sán vào cơ thể, ký sinh và sản sinh trong cơ thể chị. Khi bệnh nặng mới có các biểu hiện.

Rau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán trong bụng nếu xử lý không đúng cách. Ảnh minh họaRau sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán trong bụng nếu xử lý không đúng cách. Ảnh minh họa

Một trường hợp khác được tờ Dân trí chia sẻ là một bệnh nhân nam (70 tuổi, Ý Yên, Nam Định) được điều trị tại khoa trong tình trạng áp xe gan do nhiễm sán lá gan.Trước đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến viện trong tình trạng sốt cao và đau nhiều vùng gan được tuyến dưới chẩn đoán áp xe gan không rõ nguyên nhân.

Tại Khoa Truyền nhiễm, trước thể trạng một người già sốt cao, rét run, vùng gan rất đau, men gan cũng như xét nghiệm Bilirubin máu tăng cao, lại thêm khai thác thói quen ăn uống của người bệnh, các bác sĩ nghĩ nhiều đến nguy cơ nhiễm kí sinh trùng.

Theo TS.BS Đoàn Thu Trà, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Bạch Mai), bệnh nhân sống ở vùng quê hay ăn những thức ăn chưa được nấu chín như nem chua, gỏi, rau sống… và bản thân người bệnh cũng thường ăn những món này. Đúng như chẩn đoán đưa ra, kết quả xét nghiệm huyết thanh của bệnh nhân dương tính với sán lá gan.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn khi ăn rau sống

Theo kết quả nghiên cứu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng, trong 8 mẫu rau sống thường dùng cho thấy, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau là 92,3 -100%. Kể cả sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%. Có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như rau xà lách xoong, cải xanh, rau cải cúc rau má.

Số còn lại như: xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%. Các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại.

Kết quả cho thấy, mức độ nhiễm ký sinh trùng nói chung vẫn còn cao, không giảm được bao nhiêu. Sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.

Hình ảnh những con sán lá. Ảnh: InfonetHình ảnh những con sán lá. Ảnh: Infonet

Nói về mối nguy hiểm này, PGS.TS Trần Đáng (nguyên Cục trưởng Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế) cũng cảnh báo trên tờ Zing, kể cả những loại rau tự trồng tại nhà vẫn có thể nhiễm các loại ký sinh trùng như giun kim, giun móc, trứng giun đũa chó, sán lá gan, ký sinh trùng amip gây bệnh lỵ, thậm chí rau sống ở một số nơi còn có phẩy khuẩn tả và có thể dẫn đến tiêu chảy.

Người trồng rau thường tưới rau bằng nước tiểu của người, phân tươi, nước từ mương ao, cống rãnh nhiễm bẩn hoặc trồng trong khu vực có nhiều phân chó mèo,… Người bán rau cũng hay dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi. Trong khi đó, người sử dụng cũng không rửa rau sạch nên nguy cơ nhiễm giun, sán rất lớn.

Về mối nguy khi bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó hay mèo, BS Đặng Thị Nga, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM cho biết, ở thể nhẹ, người bệnh có thể bị sốt, xanh xao, gầy ốm, ho khò khè kéo dài. Ở thể nặng, còn có nhiều biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

“Trứng giun đũa chó hay mèo vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể. Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời”, BS Nga cảnh báo.

Theo Minh Hà - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X