Hotline 24/7
08983-08983

Nướu răng cửa của bé bị sưng và xì máu, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em có con gái được 2 tuổi, vừa rồi 2 răng cửa bé bị mẻ mất 1 nửa và bé có đưa tay lên răng kêu bị đau, nhưng lần đó gia đình nghĩ do mới bị mẻ răng nên bé bị đau. Thời gian gần đây bé bị té và sưng 1 bên nướu răng cửa, nhấn vào thì máu xì ra ở chân răng. Nay tuy đã hết nhưng bé thường xuyên đưa tay lên răng kêu đau và bỏ ăn. Liệu có phải bị ảnh hưởng tới tuỷ không ạ? Và điều trị ra sao? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Nên cho bé đi kiểm tra răng khi có dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nên cho bé đi kiểm tra răng khi có dấu hiệu bất thường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Răng bé bị gãy lâu ngày nên có thể đã ảnh hưởng đến tuỷ tạo abcess ra phần nướu ngay mặt ngoài chân răng. Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm, nếu chóp răng chưa bị ảnh hưởng nhiều thì có thể chữa tuỷ giữ lại chờ đến khi thay răng, còn trong trường hợp nặng thì nên nhổ bỏ tránh ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Áp-xe răng ở trẻ thường do biến chứng của bệnh sâu răng, vi khuẩn thường hiện diện trong mảng bám, tạo đường xâm nhập vào răng. Ngoài ra, cũng có thể do răng bị chấn thương, răng bị gãy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra làm vi khuẩn đi vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng.

Triệu chứng chính của một áp-xe răng ở trẻ là một cơn đau cấp tính và dữ dội ở răng bị ảnh hưởng. Đau răng của trẻ và xung quanh khu vực răng, có thể trước đó có khoảng thời gian dài mà răng không đau.

Các triệu chứng khác của một áp-xe răng miệng cũng có thể được lưu ý:

- Đỏ và sưng nướu răng.
- Nhạy cảm với thực phẩm nóng hoặc lạnh.
- Có thể nhức đầu, nóng, sốt.
- Có mùi khó chịu trong miệng của trẻ, hơi thở hôi.
- Đau khi nhai.
- Trẻ có cảm giác mệt mỏi, không khỏe.
- Mủ đặc và có mùi hôi có thể chảy ra ngoài và cơn đau sẽ ngừng ngay sau khi thoát mủ.

Các biện pháp phòng ngừa:

- Hàng ngày chú ý tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định. Phải giữ vệ sinh răng miệng tốt cho trẻ sau các bữa ăn và chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Chải răng đúng cách và đúng thời điểm, tốt nhất nên chải răng ngay sau khi ăn, ngay cả khi chỉ ăn bánh kẹo, hoặc ăn vặt.

- Tạo cho trẻ thói quen dùng chỉ tơ nha khoa. Dùng chỉ nha khoa giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn phát triển giữa các răng. Đánh răng không chưa đủ hiệu quả, dùng chỉ nha khoa hai lần một ngày.

- Cho trẻ súc miệng bằng nước diệt khuẩn sau khi đánh răng một hoặc hai lần mỗi ngày để loại trừ các mảng bám trên bề mặt răng.

Nếu mảng bám vẫn tồn tại sẽ gây ra các bệnh về nướu răng, viêm lợi và các lỗ sâu trên răng.

- Không nên cho trẻ ăn thức ăn có nhiều đường như: kẹo mút, kẹo cứng và tránh xa các loại thức ăn mềm có tính dính cao như: kẹo dẻo, nho khô, trái cây sấy… Những loại thức ăn này làm cho vi khuẩn hoạt động mạnh tiết ra nhiều acid có hại cho răng.

- Tăng cường sức đề kháng của mô cứng răng bằng các biện pháp dùng fluor toàn thân (dùng viên fluor, fluor hóa muối ăn, fluor hóa nước uống) hay tại chỗ (kem đánh răng hay nước súc miệng có fluor); cung cấp một chế độ ăn cân đối cho cả mẹ và con.

- Nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ mỗi 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường ở giai đoạn sớm. Không nên chờ đến khi trẻ có áp-xe răng hay đau răng mới đến bác sĩ răng hàm mặt.

- Các bậc cha mẹ cần phát hiện sớm và chữa sớm các răng bị sâu của trẻ, như vậy sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị áp-xe răng. Răng bị chấn thương (gãy hoặc mẻ) nếu răng đau nhức, dai dẳng hoặc có những dấu hiệu áp-xe như nêu trên cần đi khám bác sĩ sớm.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X