Hotline 24/7
08983-08983

Nước uống của mèo đổ vào vết xước, liệu có lây bệnh dại?

Câu hỏi

Xin bác sĩ cho em hỏi, khi em thay nước uống của mèo có lỡ đổ nước uống cũ của mèo vào chỗ bị đứt tay thì liệu trong nước cũ của mèo có dãi mèo không ạ và em có nguy cơ lây bệnh dại không?

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Virus dại chủ yếu có trong nước bọt của súc vật bị dại và có thể xâm nhập vào máu người thông qua vết thương chảy máu. Như vậy, nếu con mèo nhà em có nhiễm dại thì nguy cơ lây bệnh dại trong tình huống của em là có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, nước dãi của mèo thì đã pha loãng nhiều lần trong phần nước uống của nó, thứ hai là mèo nhà thì ít có nguy cơ nhiễm dại lắm.

Do đó, nếu em không an tâm thì có thể chích ngừa dại sớm, chích ngừa dại gồm 5 mũi như sau 0, 3, 7, 14, 28; nếu vào ngày thứ 10 mà con mèo của em còn sống thì em có thể ngưng tiêm ngừa 2 mũi vắc xin còn lại; hoặc em có thể không chích mũi nào mà chờ 10 ngày sau xem mèo của em còn sống hay không, nếu nó còn sống thì chắc chắn nó không bị nhiễm dại và em không bị lây dại tại thời điểm đó, và không cần chích ngừa.

Thân mến.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Ăn phải cá khô nghi mèo liếm, liệu có mắc bệnh dại?

>> Mệt mỏi, bồn chồn, buồn nôn có phải biểu hiện bệnh dại?

Bệnh dại chỉ không chỉ lây qua vết cắn của động vật. Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn. Bệnh dại còn có thể lây truyền từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh dại do cào hoặc liếm vào vết thương, những vùng da bị trầy xước của cơ thể.

Thế giới ghi nhận việc lây bệnh qua không khí có thể xảy ra khi ở trong hang dơi hay tiếp xúc với chất thải của dơi, việc lây bệnh qua không khí này đã được ghi nhận tại 4 báo cáo về ca mắc bệnh dại ở người và liên quan tới công việc thí nghiệm với động vật. Tuy nhiên các ca mắc dạng này chưa ghi nhận tại Việt Nam.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lây nhiễm bệnh dại bao gồm:

Loại hình tiếp xúc và loại động vật cắn
Mức độ nghiêm trọng của vết cắn
Số lượng vi rút dại xâm nhập vào
Tình trạng miễn dịch của bệnh nhân
Vùng bị cắn - vết thương ở đầu và cổ, cũng như những vết thương ở các khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay, thường có thời gian ủ bệnh ngắn hơn do khoảng cách gần hơn cho vi rút xâm nhập vào mô thần kinh.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X