Hotline 24/7
08983-08983

Nước trái cây có vô hại như lầm tưởng?

Theo nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nước trái cây, sinh tố có hàm lượng đường cao hơn mức cho phép.

Khi để cho trẻ nhỏ uống smoothie (sinh tố hoa quả xay nhuyễn) thay thế cho soda, hãy ghi nhớ mỗi một ly sinh tốt hoa quả có chứa 13g đường/100ml nước hoa quả, tương đương vớii 2.5 thìa đường, xấp xỉ 2/3 đến 1 nửa lượng đường mà một đứa trẻ cần có trong một ngày.

Theo một nghiên cứu mới đây, được đăng tải trên trang báo điện tử BMJ, lượng đường có trong nước hoa quả, nước ép trái cây và smoothie rất cao. Theo như Yale Health (Mỹ), trung bình một người Mỹ dùng khoảng 22 thìa đường mỗi ngày, đối với thiếu niên là khoảng 34 thìa. Hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo không nên cho trẻ nhỏ ăn quá 3 - 4 thìa đường trong một ngày, và không quá 5 thìa với thanh thiếu niên.

Ở Anh, theo như Hệ thống chăm sóc sức khỏe công của Anh (NHS), lượng đường tối đa một ngàyvới trẻ em từ 4 - 6 tuổi, là 19g đường, tương đương với 4 thìa đường, 24g với trẻ từ 7 - 10 tuổi, tương đương với dưới 5 thìa. Khi nhận thức được tác động của đồ ngọt với việc giảm cân và sâu răng, nhiều người đã chuyển sang dùng nước hoa quả và smoothies thay thế cho soda, trà đá và nhiều loại đồ uống khác.

Nước trái cây có hàm lượng đường cao so với mức cho phép.Nước trái cây có hàm lượng đường cao so với mức cho phép. Ảnh: Medical News Today

Tuy nhiên, không phải 100% nước ép hoa quả là vô hại. Viện hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo không nên để cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước hoa quả, và trẻ từ 1 - 6 tuổi chỉ nên uống không quá 1 nửa hoặc ¾ ly nước, với trẻ từ 7 - 18 tuổi là khoảng 1 - 2 ly.

Các nhà nghiên cứu trường đại học Liverpool và trường đại học London (Anh) đã tính toán lượng đường có trong 100ml nước ép hoa quả, smoothies dành cho trẻ nhỏ. Các loại đường vô hại như glucose, fructose, sucrose được nhà sản xuất thêm vào cũng như các loại đường tự nhiên có trong mật ong, siro, nước ép hoa quả. Tuy nhiên fructose có sẵn trong hoa quả, khi được hấp thụ dưới dạng đồ uống, gây ra bệnh về răng miệng, giống như các loại đường khác.

Theo khảo sát thì trung bình cứ 100ml nước hoa quả có 7g đường. Đây là lượng đường rất cao so với mức cho phép của nước hoa quả tự nhiên và smoothies. Lượng đường trung bình của 21 loại hoa quả tự nhiên có đến 10.7g đường/100ml tương đương với trên 2 thìa đường. Và trong 24 loại smoothies, có tới 13g đường/100ml, tương đương với 2.5 thìa. Có trên 40% sản phẩm, chứa 19g đường, tương đương với khoảng 4 thìa đường ăn kiêng, đây là lượng đường tối đa mà trẻ em có thể hấp thụ trong một ngày.

TS Simon Capewell, trưởng nhóm nghiên cứu nói rằng nên giảm bớt lượng trái cây. Mặc dù trái cây và rau củ rất tốt nhưng cần có sự chọn lựa khi sử dụng. Thực tế là trái cây có nhiều chất xơ hơn nước trái cây. Và khi hấp thụ trái cây, cơ thể mỗi người có cách chuyển hóa khác nhau cho phù hợp, hơn là khi hấp thụ nước trái cây.

Theo Thu Thảo - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X