Hotline 24/7
08983-08983

Nửa số ca ung thư là do thuốc lá

Thuốc lá có thể gây ung thư phổi, miệng, cổ họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, thận, tuyến tụy, gan, bàng quang, cổ tử cung, đại tràng, trực tràng và một loại bệnh bạch cầu.

Hầu hết chúng ta ai cũng có thể nói thuốc lá có hại cho sức khỏe. Nó là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Ngày 11/11, Business Insider dẫn một báo cáo của CDC Vital Signs (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh - Centers for Disease Control and Prevention) làm rõ thuốc lá thật sự độc hại đến như thế nào.

Theo báo cáo này, sử dụng thuốc lá có liên quan đến 40% các trường hợp mắc bệnh ung thư tại Mỹ.

Điều đó có nghĩa rằng, mặc dù tỉ lệ hút thuốc lá giảm ở nước này nhưng đã có khoảng 660.000 người được chẩn đoán bị ung thư liên quan đến thuốc lá mỗi năm tính từ năm 2009 đến năm 2013. Mỗi năm đó, có khoảng 343.000 chết vì một trong những bệnh ung thư.

Nửa số ca ung thư là do thuốc lá - 1Hút thuốc lá gây ra biến đổi DNA và là nguyên nhân của nhiều loại bệnh, đặc biệt là ung thư - Ảnh: The Truth

Thuốc lá không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn có thể gây ung thư miệng, cổ họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, thận, tuyến tụy, gan, bàng quang, cổ tử cung, đại tràng, trực tràng và một loại bệnh bạch cầu.

Giám đốc CDC, Tiến sĩ Tom Frieden, gửi một thông cáo báo chí đến Business Insider tiết lộ: “Có hơn 36 triệu người hút thuốc lá tại Mỹ. Đáng buồn thay, gần nửa số đó có thể chết sớm vì các bệnh liên quan đền thuốc lá, trong đó 6 triệu người ra đi vì ung thư, trừ khi chúng ta thực hiện các chương trình giúp người nghiện bỏ thuốc lá”.

Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh CDC thì việc bỏ thuốc ở bất cứ thời điểm nào cũng giúp giảm nguy cơ ung thư đáng kể. Nhưng điều quan trọng là phải biết rằng thuốc lá làm thay đổi DNA của con người và vài thay đổi sẽ là vĩnh viễn.

Nửa số ca ung thư là do thuốc lá - 2Các nhà khoa học khẳng định ngưng hút thuốc lá ở bất kỳ thời điểm nào đều giảm nguy cơ chết sớm do ung thư - Ảnh: Physiciansweekly

Nhà lý thuyết sinh vật học Ludmil Alexandrov, tác giả chính của nghiên cứu kiểm tra thuốc lá tác động đền DNA như thế nào, phát biểu trên The Guardian: “Nếu bạn hút 4 - 5 gói trong cả cuộc đời thì nó không được coi là quá nhiều, nhưng bạn vẫn sẽ chịu các đột biến ở mọi tế bào trong phổi và những thay đổi này là vĩnh viễn, không thể loại bỏ được”.

Ông nói thêm: “Có rất nhiều thứ phục hồi lại khi bạn ngưng hút thuốc nhưng những đột biến đặc biệt trong tế bào phổi thì như những vết sẹo vậy”.

Thực ra, không có mức độ “an toàn” cho việc hút thuốc. Nhưng việc thay đổi hành vi là điều hoàn toàn đáng làm. Các báo cáo mới cho thấy tỉ lệ hút thuốc giảm kể từ năm 1990, có nghĩa là chúng ta đã tránh được cái chết sớm của 1,3 triệu người do ung thư vì liên quan đến thuốc lá.

Tiến sĩ Lisa Richardson, Giám đốc Bộ phận phòng chống ung thư của CDC nói: “Khi các quốc gia đầu tư vào các chương trình kiểm soát ung thư toàn diện, bao gồm cả kiểm soát thuốc lá, chúng ta sẽ thấy lợi ích lớn hơn cho mọi người”.

Lias Richardson cho rằng: “Chúng ta đã đạt được các tiến bộ nhưng công việc thật sự vẫn chưa xong” bởi người ta vẫn hút thuốc và bị bệnh vì hút thuốc.

Theo Tạ Ban - Khám phá

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X