Hotline 24/7
08983-08983

Nóng trong ngực ra sau lưng, triệu chứng bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Bà em năm nay 90 tuổi, khỏe mạnh và minh mẫn. Nhưng không biết sao bà cứ hay bị ngứa, gãi miết mà không thấy đã. Bà cứ hay bị nóng trong ngực ra sau lưng. Mong được bác sĩ hồi âm sớm. Em chân thành cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Ngứa da có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân rất thường thức như dị ứng với thức ăn, xà phòng, quần áo, phấn hoa, mạt nhà… , còn có thể do các bệnh lý ngoài da như nấm da, bệnh ghẻ, viêm da tự miễn… hoặc bệnh lý toàn thân như các rối loạn về nội tiết, huyết học, bệnh lý gan, thận, thần kinh, mạch máu…

Theo như em mô tả, có khả năng bà của em mắc phải chứng bệnh gọi là trào ngược dạ dày thực quản, nguyên nhân là do giảm trương lực cơ vòng thực quản dưới dẫn đến dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, thường đặc trưng bởi các triệu chứng như: ợ nóng, nóng rát sau xương ức lan lên cổ, triệu chứng này tăng khi ăn các thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ, ợ chua, trớ, tăng tiết nước bọt đột ngột…

Với các triệu chứng nếu trên, bạn nên đưa bà tới khám chuyên khoa Da liễu và Tiêu hoá để bác sĩ kiểm tra đánh giá xem có sang thương da gì hay không, có cần phải nội soi dạ dày không nhằm tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi...) trào ngược lên thực quản.

Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,...

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

- Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...

- Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15cm so với chân.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X