Hotline 24/7
08983-08983

Nội soi gắp hạt cườm 7cm trong tai bệnh nhi ở Quảng Ninh

Ngày 14/12, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) đã cấp cứu cho một trường hợp bệnh nhi 5 tuổi bị hạt cườm "chạy" vào trong tai trong lúc bé đang chơi đùa. Bé nhập viện trong tình trạng đau nhức tai, khóc lớn.

Sau thăm khám, bác sĩ phát hiện dị vật nằm sâu trong tai bé che kín ống tai ngoài, sát màng nhĩ và ngay lập tức bệnh nhi được nội soi gắp gắp hạt cườm đường kính 7 mm ra ngoài thành công.

Sự cố này không phải là chuyện hiếm gặp trong cuộc sống bởi trẻ nhỏ thường rất hiếu động và dễ bị thu hút bởi những vật nhỏ xinh. Chúng có thể cho vào miệng gặm, nuốt hoặc nhét vào lỗ tai, mũi... Hành động này của trẻ vô cùng nguy hiểm và nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới việc trẻ bị viêm mũi, viêm tai, nghẹt thở thậm chí tử vong.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi phát hiện có vật thể lạ trong tai hoặc mũi bé là giữ tâm lý bình tĩnh và cố gắng trấn an con. Thêm vào đó, bạn phải đặc biệt lưu ý không được quát nạt làm trẻ khóc bởi như vậy sẽ vô tình khiến trẻ sẽ hít sâu hơn, tạo điều kiện cho vật lạ tiến vào sâu hơn trong mũi đó.
 
- Nếu cha mẹ nhìn thấy dị vật trong tai, mũi bé thì có thể xử lý nhanh tại nhà.

Trước hết, cần phải xác định được vật thể lạ đó là gì và vị trí của chúng nằm ở sâu hay nông. Nếu dị vật là pin đồ chơi, vật kim loại hoặc côn trùng thì bạn cần phải chú ý cách xử lý dị vật nếu không muốn gây nguy hiểm cho bé.

Với dị vật nằm trong tai: Nghiêng đầu trẻ về phía tai có dị vật, lắc nhẹ đầu và dùng tay nhẹ nhàng kéo tai trẻ để dị vật rơi ra ngoài. Nếu dị vật không rơi ra ngoài khi lắc tai, bạn có thể trấn an bé ngồi yên để dùng kẹp gắp dị vật ra ngoài (với điều kiện bạn phải nhìn thấy dị vật). Còn nếu dị vật là côn trùng, mẹ nên dùng đèn pin soi vào để chúng theo đường ánh sáng và bò ra ngoài. Nhưng khi côn trùng không chịu đi ra ngoài theo đường ánh sáng, mẹ có thể xử lý bằng cách nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài.
 
Nếu dị vật nằm sâu bên trong và bố mẹ không thể thấy rõ dị vật thì cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên môn, tuyệt đối không cố lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé. Hãy nhớ rằng việc bạn cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé mà không thành công có thể khiến dị vật chui vào sâu hơn, khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Để tránh sự cố đáng tiếc, phụ huynh không nên cho con em mình chơi hoặc để trong tầm với của bé các vật nhỏ hình tròn như hạt cườm, viên bi, hạt lạc... Trẻ chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm và rất dễ bỏ vào lỗ mũi, tai, nhất là miệng, dễ gây sặc, nguy hiểm tính mạng nếu không xử lý kịp thời.

Minh Châu (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X