Hotline 24/7
08983-08983

Nổi mẩn ngứa khắp người sau 2 tuần uống thuốc điều trị lao hạch, dấu hiệu dị ứng thuốc?

Câu hỏi

Thưa BS, Cháu bị lao hạch cách đây 1 tháng, mới uống thuốc được 2 tuần (3 viên Tuberzid và 2 viên Ethabutol vào lúc đói) thì cháu bị nổi mẩn ngứa khắp người và càng ngày càng nhiều. BS bảo cháu tạm thời ngưng thuốc 3 ngày. Cho cháu hỏi trường hợp như cháu có nguy hiểm không ạ? Có phải cháu bị dị ứng thuốc không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nổi mẩn ngứa khi uống thuốc trị lao hạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi mẩn ngứa khi uống thuốc trị lao hạch. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Dấu hiệu nổi mẩn ngứa khắp người thường là do phản ứng quá mẫn với thành phần của thuốc kháng lao. Những trường hợp nhẹ, BS có thể xem xét dùng thêm thuốc chống dị ứng. Đối với phát ban nặng hoặc có dấu hiệu đe dọa sốc phản vệ thì cần ngưng thuốc và thăm dò xem loại nào là nguyên nhân gây dị ứng.

Trường hợp của bạn, nếu dị ứng thuốc lao  phải điều chỉnh phác đồ thì sẽ ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả điều trị lao, do đó, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của BS chuyên khoa bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

 

Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước một loại thuốc mà bạn đang dùng. Tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê toa hay không kê toa và thậm chí là thảo dược đều có thể dẫn đến dị ứng thuốc.

Triệu chứng dị ứng của mỗi người không giống nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất khi dị ứng thuốc là nổi mề đay, phát ban hay sốt. Bệnh có thể dẫn tới một tình trạng nặng hơn gọi là sốc phản vệ, đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, biểu hiện của sốc phản vệ là bạn sẽ tụt huyết áp hoặc khó thở do đường dẫn khí bị co thắt. Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc và cũng không phải là do quá liều thuốc.

Các triệu chứng của dị ứng thuốc thường xảy ra trong vòng một giờ sau khi uống thuốc.

- Các triệu chứng phổ biến của dị ứng thuốc là: Nổi sẩn, mề đay, hồng ban trên da; Ngứa; Sốt; Phù; Khó thở; Thở khò khè; Sổ mũi; Ngứa, chảy nước mắt.

- Một số trường hợp dị ứng có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Bạn nên đến phòng cấp cứu khi có những triệu chứng sau đây: Tim đập nhanh hoặc loạn nhịp; Cảm giác bị nghẹn ở cổ họng, gây khó thở; Lo âu hoặc chóng mặt; Bất tỉnh; Phát ban và khó thở.

- Tuy nhiên, các phản ứng của dị ứng thuốc có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần sau khi dùng thuốc, hoặc các phản ứng vẫn tiếp tục mặc dù đã dừng thuốc. Một số triệu chứng kéo dài bao gồm: Sốt, đau khớp, phát ban, phù và buồn nôn; Thiếu máu: suy giảm các tế bào hồng cầu, gây mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, khó thở và các triệu chứng khác; Phát ban, số lượng bạch cầu tăng cao, phù khắp người, sưng hạch bạch huyết và tái phát bệnh viêm gan; Viêm thận, có thể gây sốt, máu trong nước tiểu, phù toàn thân và các triệu chứng khác.

Bạn sẽ có thể kiểm soát dị ứng thuốc nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Tránh các chất gây dị ứng;
- Mang theo bút tiêm epinerphrine bên mình để dùng trong trường hợp khẩn cấp;
- Dùng prednisone hay các thuốc kháng histamine khi xảy ra dị ứng;
- Thông báo cho bác sĩ biết loại thuốc mà bạn dị ứng khi đi khám bệnh;
- Thận trọng với việc côn trùng châm chích, vì chúng có thể gây dị ứng;
- Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và ăn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X