Hotline 24/7
08983-08983

Nổi mẩn đỏ như trong hình, bệnh gì?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Khoảng 1 tháng trở lại đây em có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở hai cánh tay và lòng bàn tay, lúc đầu thì tần suất nổi ít và không bị ngứa, nhưng khoảng 2 tuần gần đây thì nổi lên rất nhiều và cũng rất ngứa ạ. Em có theo dõi thì triệu chứng nổi mẩn xảy ra sau khi em ăn xong khoảng 45 phút và khoảng 1 tiếng thì lặn. Em nghĩ mình bị dị ứng thức ăn và đã thử loại trừ mọi loại thức ăn hằng ngày nhưng vẫn bị, có lúc em chỉ ăn cơm không, bánh bông lan, hoặc trái cây thì vẫn xảy ra tình trạng này. Một ngày sáng, trưa, chiều cứ mỗi khi em ăn xong là lại nổi mẩn và ngứa. Cánh đây 1 tuần em đi khám và xét nghiệm máu ở trung tâm y tế thì kết quả bình thường, BS chẩn đoán em bị viêm da nên có cho thuốc Medrol, Barole, Bilaxten, Calci D về dùng. Em uống được 1 lần sau khi ăn thì thấy mẩn đỏ nổi càng nhiều và ngứa hơn rất nhiều, ngưng thuốc thì em thấy tình trạng đỡ hơn như mọi khi. Trước đó em bị viêm họng và có uống thuốc cũng gặp tình trạng tương tự như vậy, cứ uống thuốc vào là bị nổi mẩn ngứa. Hiện tại em không dùng thuốc gì nữa và tình trạng nổi mẩn ngứa vẫn xuất hiện sau khi em ăn xong. Mong AloBacsi tư vấn tình trạng sức khỏe của em, em thấy rất hoang mang và lo sợ ạ. Em xin chân thành cảm ơn. Em gửi BS hình lúc tay bị nổi mẩn và kết quả xét nghiệm của mình ạ. Tay em bị nổi chủ yếu ở mặt trong cánh tay. Mấy hôm nay em thấy phần da ở trong bắp đùi ở vùng bẹn cũng lấm tấm nổi một ít. Mong phản hồi từ BS ạ. Em xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM



Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Mề đay là tình trạng viêm da có dạng hồng ban và phù giới hạn rõ với triệu chứng đặc trưng là ngứa. Bệnh dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng viêm da khác như chàm, viêm da tiếp xúc, côn trùng đốt, hồng ban đa dạng…

Mề đay được chia ra làm 2 dạng cấp và mạn tính. Nguyên nhân rất đa dạng, từ nhiễm trùng (nhiễm nấm, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm H. pylori, viêm gan siêu vi, HIV, giun sán…), dị ứng thức ăn, thuốc, nhựa, quần áo, xà phòng, phấn hoa, bụi... thậm chí là có liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lý. Một số báo cáo cho thấy có đến 60% trường hợp mề đay không tìm được nguyên nhân. Đôi khi bệnh tự biến mất sau một thời gian mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, nếu không thể tự tìm được nguyên nhân mà bệnh vẫn dai dẳng gây khó chịu thì bạn nên nhờ tới BS Da Liễu để đánh giá và phân biệt. Ngoài ra qua kết quả xét nghiệm, BS nhận thấy bạn đang bị viêm gan siêu vi B, nên kết hợp khám chuyên khoa Tiêu hoá - gan mật để đánh giá mức độ và xem xét chỉ định dùng thuốc kháng virus bạn nhé!

Thân mến.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X