Hotline 24/7
08983-08983

Niềng răng, căng thẳng... dễ gây các bệnh về lợi

Niềng răng, uống chung cốc, căng thẳng đều khiến bạn dễ mắc các bệnh về lợi.

1. Thiếu vệ sinh răng miệng hằng ngày

Theo TS Nha khoa Dr. Weiser, thiếu vệ sinh răng miệng như không đánh răng hoặc không làm sạch kẽ răng hằng ngày, để lại các mảng bám trên răng khiến lợi, nướu bị sưng tấy. Một số nghiên cứu cho thấy, lợi có thể nhiễm bệnh nếu không đánh răng từ 24 - 36 tiếng hoặc không chăm sóc răng miệng đúng cách.

TS Nha khoa Weiser khuyến cáo một số cách chăm sóc răng miệng hiệu quả:

- Bàn chải đánh răng điện: Có tác dụng tự động mát-xa nướu răng, kích thích máu lưu thông, chuyển hóa các chất dinh dưỡng đến mô và giải phóng các chất độc.

- Dùng nước súc miệng chống khuẩn và kem đánh răng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong miệng.

- Thận trọng với chỉ nha khoa.

- Viên ngậm bạc hà là loại thuốc hòa tan khi ngậm, có tác dụng ngăn ngừa sâu răng và làm trắng răng.

2. Ăn nhiều đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh không chỉ phá hỏng vòng eo của bạn mà răng lợi của bạn cũng chịu ảnh hưởng không ít. Nên thực hiện chế độ ăn uống với ít nhất 6 - 8 khẩu phần trái cây và rau quả hằng ngày, bổ sung canxi, vitamin D, vitamin C, magie và một số loại thuốc chống viêm như dầu cá để có hàm răng chắc khoẻ.

3. Hút thuốc lá

Hút thuốc là làm tăng nguy cơ mắc bệnh về lợi. Các chất độc hại trong thuốc lá kích thích đáp ứng viêm và làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hút thuốc lá cũng gây xơ nướu, gây chảy máu răng. Ngoài ra, vi khuẩn tồn tại giữa răng và nướu có thể xâm nhập vào cơ thể, đặc biệt là tim và mạch máu thông qua các vết loét chảy máu này.

4. Căng thẳng

Và những lo lắng hằng ngày ảnh hưởng đển khả năng miễn dịch lợi. Căng thẳng là nguyên nhân chính gây viêm trong các mạch máu, phá vỡ các mô mềm trong miệng, khiến chúng lâu lành lại.

5. Di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, 35 % dân số mắc bệnh nha khoa do di truyền. Nếu mắc bệnh răng nướu do di truyền, hãy xét nghiệm ADN, cơ hội chữa khỏi sẽ cao hơn. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh răng nướu, điều trị bằng laser an toàn và ít chi phí hơn phẫu thuật.

6. Niềng răng

Niềng răng không chỉ gây ra hiện tượng đau đớn kéo dài bởi tác động kéo và nắn xương về vị trí nhất định, mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh răng miệng. Hầu hết những người áp dụng phương pháp chỉnh răng đều bị chảy máu lợi.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông tới các mô mềm trong miệng hoặc cản trở hoạt động của tuyến nước bọt, đấn đến tình trạng khô miệng và nướu bị chảy máu. Hiện tượng dày, phình ra của các mô nướu, kết hợp với tình trạng khô miệng có thể khiến các mô nướu phản ứng với các mảng bám trên răng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thuốc của bạn có dấu hiệu làm khô miệng.

8. Uống chung cốc

Bệnh về lợi có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác qua nước bọt như khi dùng chung đồ dùng sinh hoạt, uống chung cốc, hôn nhau. Theo TS Samaha, tuyệt đối không nên dùng chung bàn chải đánh răng.

9. Đang mang bầu

Sự thay đổi hormon trong quá trình mang thai có thể dẫn tới bệnh về lợi. Trên thực tế, khoảng một nửa số phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm lợi ở giai đoạn giữa của thai kỳ. Giữ gìn vệ sinh răng miệng là một cách hiệu quả để phòng bệnh viêm lợi. Nếu đã bị viêm lợi, nên kiểm tra và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp khi mang thai hoặc sinh non.
 
AloBacsi.vn
Theo Kiến thức

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X