Hotline 24/7
08983-08983

Nhút nhát, không thích giao tiếp, cháu phải làm sao?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, cháu sinh năm 2005 và cháu không thể giao tiếp hoặc ở nơi đông người một mình. Cháu là người rất sợ người lạ, chỉ cần họ đến gần cháu sẽ tự động lùi lại. Cháu ít khi đến những nơi đông người, thậm chí chưa bao giờ đi một mình. Thường ngày sau giờ học cháu sẽ về nhà và ở trong phòng nếu bố mẹ không gọi cháu cũng không muốn ra ngoài. Nhiều lần cháu cũng muốn giao tiếp muốn một mình đứng ở nơi đông người nhưng cháu không thể, chỉ cần cháu hỏi một người lạ bất kì nào đó một câu hỏi mà đối phương không trả lời hoặc không để ý cháu sẽ rất buồn thậm chí cháu còn không dám hỏi lại khi người ta quay lại hỏi cháu có việc gì không. Có lần mẹ cháu gửi cháu ở chỗ dì khoảng 1 tháng, trong 1 tháng đó cháu hầu như bỏ ăn, không đi học, không nói chuyện với ai hết và còn mất ngủ thường xuyên. Mẹ cũng đã đưa cháu đến bác sĩ Tâm lý và các bác sĩ khác nhưng cháu đều không hết. Cháu bị gì vậy ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chào em,

Chứng ngại giao tiếp xã hội là một tình trạng mạn tính về mặt sức khỏe tâm thần, các tương tác hàng ngày đều có thể gây lo lắng, sợ hãi, bối rối đáng kể bởi nỗi lo bị đánh giá và phán xét bởi người khác. Tình trạng này có thể điều trị được nhờ tư vấn tâm lí, điều trị thuốc và học các kĩ năng đối phó có thể giúp bệnh nhân đạt được sự tự tin và cải thiện khả năng tương tác với mọi người xung quanh.

Cảm giác nhút nhát hoặc không thoải mái ở một số trường hợp nhất định không hẳn là dấu hiệu của chứng ngại giao tiếp, đặc biệt là ở lứa tuổi của em có nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, còn nhiều bất ổn. Các mức độ thoải mái trong các tình huống xã hội rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc tính mỗi người và kinh nghiệm sống của họ. Một số người thì kín đáo dè dặt một số người thì thoải mái hơn.

Như vậy, muốn có kĩ năng giao tiếp tốt em cần phải rèn luyện kinh nghiệm sống và tự tin, thông qua việc chú ý chăm sóc sức khoẻ và cải thiện bản thân (ngủ đủ giấc, tập thể dục, tìm tòi học hỏi để tăng thêm kiến thức), đọc thêm sách, báo về nhiều chủ đề xã hội, học tập cách nói chuyện, cách sống tích cưc của người khác, đặc biệt là ở người thân mà trước hết là giao tiếp với bố mẹ, họ hàng. Em có thể mang những điều mình suy nghĩ, lo lắng để tâm sự với bố mẹ, anh chị em để mọi người hiểu và giúp đỡ.

Nếu bản thân em không cố gắng thì khó có thuốc nào có thể chữa lành, về lâu dài không được chia sẻ những rối loạn này có thể trở thành bệnh mạn tính, khó điều trị.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Nhút nhát, sợ đánh nhau, ngại va chạm, khắc phục như thế nào?

>>Nhút nhát quá mức, lo sợ các mối quan hệ... tôi phải làm sao để cải thiện?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X