Hotline 24/7
08983-08983

Những xét nghiệm phụ nữ tuổi 40 đừng bao giờ bỏ qua

Bước vào tuổi 40, nội tiết tố trong cơ thể chị em có sự thay đổi rõ rệt. Đây cũng là thời kỳ phụ nữ có nguy cơ phải đối phó với nhiều căn bệnh nguy hiểm, phức tạp.

Chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa rủi ro bệnh tật bằng việc thường xuyên thăm khám và thực hiện các xét nghiệm là việc hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Dưới đây là những xét nghiệm sức khỏe phụ nữ không nên bỏ qua sau 40 tuổi:

Kiếm tra mật độ xương


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phụ nữ trên 40 nếu có các yếu tố nguy cơ loãng xương như bị chứng rối loạn ăn uống hoặc lối sống ít vận động nên được đo mật độ xương thường xuyên.

Khi đo mật độ xương, người ta sử dụng X-quang để đo số lượng gam canxi và khoáng chất xương có trong một phân đoạn của xương, những xét nghiệm này thường tập trung vào cột sống, hông và cánh tay.

Xét nghiệm mỡ máu


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rối loạn mỡ máu hay tăng cholesterol trong máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch...

Nếu phát hiện bị mỡ máu, bạn cần ngừng gấp hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, tránh thực phẩm có nhiều chất béo, cholesterol; tập thể dục đều đặn. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các thảo dược từ thiên nhiên để giúp điều hòa cholesterol và kiểm soát mỡ máu.

Kiểm tra vú thường xuyên


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phụ nữ từ 40 tuổi trở lên là người dễ bị mắc bệnh ung thư vú do thời kỳ này nội tiết tố thay đổi thất thường. Nên nhớ rằng, phụ nữ ở tuổi 40 có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 3 lần so với độ tuổi trước đó. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục hợp lý và thường xuyên thăm khám tuyến vú, nguy cơ mắc bệnh là rất cao.

Cách đơn giản để phát hiện những bất thường ở vú là đứng trước gương tự sờ ngực và nằm ngửa sờ nắn ngực xem có những u cục lạ không. Nếu nghi ngờ, chụp X-quang là cách chính xác để có thể phát hiện khối u ở vú.

Kiểm tra tuyến giáp


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xét nghiệm máu để kiểm tra những vấn đề ở tuyến giáp như cường giáp hoặc nhược giáp. Loại kiểm tra này nên thực hiện từ 19 tới 49 tuổi ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh. Với phụ nữ trên 40, nên kiểm tra 5 năm một lần.

Nội soi đại tràng


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Xét nghiệm này giúp chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng ngay cả trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện và 90% các trường hợp là có thể chữa được. Vì vậy, khi bước sang tuổi 40 bạn rất nên tiến hành nội soi trực tràng và nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư đại trực tràng, bạn nên tiến hành xét nghiệm trước 10 năm so với số tuổi phát hiện bệnh của người thân đã bị bệnh trước đó.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Kiểm tra Pap smear/ HPV giúp chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 21 tuổi (đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh ung thư) nên thực hiện xét nghiệm Pap để kiểm tra Human Papilloma Virus (HPV) trong cơ thể - tác nhân gây ung thư. Nếu kết quả xét nghiệm không mang tính khả quan, người bệnh cần xét nghiệm định kì sau đó: 3 năm 1 lần trước tuổi 40 và mỗi năm 1 lần sau khi bước sang tuổi 40.

Theo M.H - Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X