Hotline 24/7
08983-08983

Những triệu chứng của hội chứng sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức, dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống hàng ngày. Đây bệnh thường gặp và gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người cao tuổi.

Theo chuyên gia ngành thần kinh học thì nếu trong một thời gian dài, bạn không gặp người cao tuổi thân yêu trong gia đình thì sau khi gặp lại bạn sẽ dễ nhận thấy các thay đổi đáng lo ngại về trí nhớ cũng như hành vi của họ. Khi càng tiến gần vào giai đoạn lão hóa, não bộ của người cao tuổi càng thoái hóa dần, dẫn đến chứng sa sút trí tuệ nhớ và sự lú lẫn.

Bệnh sa sút trí tuệ thường gặp ở những người già. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh sa sút trí tuệ thường gặp ở những người từ độ tuổi 65 trở lên. Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Thường xuyên lặp lại một vấn đề

Việc một người thường vô tình kể lại một câu chuyện hoặc hỏi lại một vấn đề là rất bình thường, miễn là sau đó họ có thể nhận ra và thừa nhận sự lặp lại này. Tuy nhiên, khi người cao tuổi thường lặp lại một vấn đề trong vô thức nhiều lần, đó chính là một dấu hiệu đáng cảnh báo. Và đây cũng chính là lúc bạn quan tâm nhiều hơn đến người thân yêu của mình bằng cách khuyến khích họ đến gặp bác sĩ.

Gặp rắc rối về các phép tính đơn giản

Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể dần trở nên suy yếu dần đối với những người bị mắc bệnh. Ngoài ra, họ còn bị nhầm lẫn và gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc từng bước theo chỉ dẫn hoặc mắc phải sai lầm khi thực hiện các phép tính đơn giản.

Bị lạc ở những nơi thân thuộc

Trí nhớ là một nhân tố quan trọng trong việc định hướng, do vậy khi bị sa sút trí tuệ thì khả năng định hướng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nó làm cho người bệnh bị lạc đường, không nhớ được cách họ đi đến một nơi cụ thể và quên cách để trở về nhà, dần dần mất hoàn toàn khả năng định hướng không gian và thời gian.

Rối loạn ngôn ngữ

Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng, khó khăn trong việc tìm từ, diễn đạt, rối loạn phát âm như: nói lắp, khó gọi tên đồ vật…

Giữ vệ sinh kém

Người bệnh có thể không còn nhớ cách ăn uống hoặc không thể tự ăn uống được, nặng hơn, người bệnh không thể tự vệ sinh cá nhân mà cần phải có sự giúp đỡ của gia đình, lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đình trong các công việc, sinh hoạt. Ở giai đoạn bệnh nặng, người bệnh không biết cách ăn uống, vệ sinh cá nhân…

Sự thay đổi về tính cách

Cùng với tình trạng quên, người bệnh thường âu lo, buồn phiền, giận dữ, dễ kích động, nghi ngờ hoặc sợ sệt và mất tự chủ…

Biểu hiện của bệnh thường rất đa dạng nhưng nổi bật nhất là giảm trí nhớ, từ từ nặng dần, mất dần khả năng nhận thức và trí tuệ trong vòng 2 - 10 năm và hậu quả là mất hết mọi khả năng sinh hoạt độc lập, trở nên lệ thuộc hoàn toàn vào người khác và thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng.

Phòng việc người bệnh đi lang thang, lạc lối, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào.
- Cho người bệnh mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại cần liên lạc.
- Thường xuyên để ý đến người bệnh.


Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X