Hotline 24/7
08983-08983

Những thuật ngữ của bệnh tiểu đường người bệnh nên biết

Trong 10 năm trở lại gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang tăng nhanh chóng, trung bình cứ 8 giây có 1 người chết. Tuy nhiên, có tới 65% bệnh nhân tiểu đường không nhận biết mình mắc bệnh, cũng như tới 85% chỉ phát hiện khi đã xuất hiện biến chứng nặng nề. Vì thế, Người bệnh cần hiểu biết rõ về bệnh của mình và thuật ngữ về bệnh tiểu đường là một trong những vấn đề nên biết.

Ảnh minh họa.Internet
Ảnh minh họa.Internet

Tiểu đường khởi phát ở người lớn: Một thuật ngữ từng được sử dụng để chỉ bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng hiện nay không còn đúng nữa bởi vì bệnh này hiện cũng phổ biến ở trẻ em. “Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin” cũng được xem là một cụm từ không chính xác trong mô tả tiểu đường loại 2. Vì bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường này có thể cần insulin vào một số thời điểm nào đó.

Nhiễm toan: Hiện tượng quá nhiều axit tích tụ trong cơ thể. Thường là từ sự sản xuất thể ceton chẳng hạn như acetone, khi các tế bào thiếu năng lượng.

Acesulfame-k: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, nó không chứa carbohydrate hoặc đường. Do đó, không gây ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu. Chất làm ngọt này thường được sử dụng kết hợp với các chất làm ngọt nhân tạo khác trong thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng calo thấp. Nó cũng được sử dụng như một chất làm ngọt đầu bảng dưới tên các thương hiệu Sunette, Sweet One, và Swiss Sweet.

Acetone: Một chất hóa học được tạo thành trong máu khi cơ thể phân hủy chất béo thay vì đường để cung cấp năng lượng. Việc acetone được tạo ra thường có nghĩa là các tế bào đang đói. Nó xảy ra khi thiếu hụt insulin tuyệt đối hay tương đối. Nên đường không thể đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Do đó, cơ thể sẽ cố gắng sử dụng các nguồn năng lượng khác. Như protein từ cơ và chất béo từ các tế bào mỡ. Acetone thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.

Tế bào Alpha: Một loại tế bào ở tụy, nằm ở vùng được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Tế bào alpha sản xuất và phóng thích một loại hormone gọi là “glucagon”. Chức năng của Glucagon đối lập trực tiếp với insulin – nó làm tăng lượng đường trong máu bằng cách phóng thích đường dự trữ từ gan.

Aspartame: Một chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế đường. Bởi vì nó có ít calo, được bán dưới những sản phẩm như ”Equal” và “NutraSweet”.

Xét nghiệm các kháng thể tự miễn: Xét nghiệm máu còn được gọi là xét nghiệm ZnT8Ab. Giúp kiểm tra xem trong cơ thể có tồn tại kháng thể chống lại kênh vận chuyển kẽm 8 (zinc transporter 8 autoantibody, ZnT8Ab) hay không. Nó được sử dụng cùng với các thông tin và kết quả xét nghiệm khác. Để chẩn đoán xác định tiểu đường loại 1 và loại trừ các bệnh tiểu đường loại khác.

Mức sản suất insulin cơ bản: Lượng insulin cần thiết để kiểm soát sự dao động đường huyết bình thường hàng ngày. Hầu hết cơ thể mọi người sản xuất insulin liên tục để kiểm soát các biến động glucose xảy ra trong ngày. Ở những người bị bệnh tiểu đường, việc cung cấp một lượng insulin liên tục ở hàm lượng thấp thông qua bơm insulin là bắt chước hiện tượng bình thường này.

Tế bào Beta: Một loại tế bào ở tụy, nằm ở vùng được gọi là các tiểu đảo Langerhans. Tế bào beta sản xuất và giải phóng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Urea nitrogen trong máu (BUN): Một sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein mà được bài tiết trong nước tiểu. Xét nghiệm đo chất này giúp gián tiếp đánh giá xem thận đang hoạt động tốt hay không. Sự tăng lượng BUN cho thấy thận có thể có bị tổn thương, nghĩa là thận không bài tiết BUN hiệu quả.

Bunion: Sưng hoặc phồng trên khớp đầu tiên của ngón chân cái do sưng túi dịch dưới da và có những bất thường trong khớp. Phụ nữ thường bị hơn do đi giày ôm sát chân, giày mũi nhọn hoặc giày cao gót làm tăng áp lực lên các ngón chân và khiến khớp bị lệch ra ngoài. Những người có bàn chân dẹt hoặc vòm chân thấp cũng dễ bị bunion ở ngón chân cái. Mang giày thoải mái và có đế chêm chân có thể ngăn ngừa hình thành bunion. Bunion có thể dẫn đến các vấn đề khác, như nhiễm trùng nặng từ việc ngón chân cái đè áp lên các ngón khác.

Hiện tượng Dawn: Sự gia tăng mức đường máu vào lúc sáng sớm.

Tiểu đường nhiễm toan xeton (DKA): Một tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng là kết quả của tăng đường huyết, mất nước. Và sự tích tụ axit cần truyền dịch và insulin khẩn cấp. DKA xảy ra khi có thể không có đủ insulin và các tế bào trở nên “đói” đường. Một nguồn năng lượng thay thế được gọi là xeton bị kích hoạt, tạo ra sự tích tụ của axit. Nhiễm toan xeton có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG):
Phương pháp thường dùng trong sàng lọc bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu của một người sau khi nhịn đói hoặc không ăn uống bất cứ thứ gì trong ít nhất 8 giờ. Bình thường đường huyết lúc đói là ít hơn 100 mg/dL. Đường huyết lúc đói lớn hơn 100 mg/dL và dưới 126 mg/dL có nghĩa là người có mức đường huyết lúc đói hơi caonhưng có thể không bị bệnh tiểu đường. Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường được thực hiện khi đường huyết lúc đói lớn hơn 126 mg/dL và khi xét nghiệm máu cho thấy kết quả bất thường. Những xét nghiệm này có thể được lặp lại một vài ngày sau đó hoặc bằng cách đo đường huyết 2 giờ sau bữa ăn. Nếu đường huyết sau bữa ăn cao hơn 200 mg/dL và đường huyết khi đói cao hơn 126 mg/dL. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Glucagon: Hormone làm tăng mức glucose trong máu bằng cách giải phóng glucose được dự trữ ở gan. Glucagon đôi khi được tiêm khi một người bị bất tỉnh do đường máu thấp. Tiêm glucagon giúp nâng cao mức đường trong máu.

Xét nghiệm dung nạp Glucose: Xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường. Xét nghiệm này được thực hiện trong một phòng thí nghiệm hoặc phòng khám vào buổi sáng trước khi ăn. Ít nhất 8 giờ trước khi làm xét nghiệm không được ăn bất kỳ thực phẩm. Đầu tiên, lấy 1 mẫu máu lúc đói. Sau đó, cho uống một dung dihj chưa đường. Hai giờ sau, thực hiện xét nghiệm thứ 2. Đường máu lúc đói bằng hoặc lớn hơn 126 mg/dl xác định mắc bệnh tiểu đường. Đường máu lúc đói từ 100 mg/dl và 125 mg/dl được nghĩa là hạ đường huyết lúc đói. Nếu kết quả kiểm tra sau hai giờ cho thấy đường huyết bằng hoặc lớn hơn 200 mg/dl, người xác định mắc bệnh tiểu đường. Đường huyết sau hai giờ dao động từ 140 mg/dl và 199 mg/dl được phân loại là giảm dung nạp glucose.

Xét nghiệm HbA1c: Đây là một xét nghiệm máu quan trọng để đánh giá kiểm soát đường huyết ở những người đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường. Hemoglobin là một chất trong hồng cầu vận chuyển oxy đến các mô. Hemoglobin cũng có thể gắn với đường trong máu, tạo thành một chất gọi là hemoglobin glycated hoặc  Hemoglobin A1C. Xét nghiệm này đo đường huyết trung bình trong khoảng 6-12 tuần và được sử dụng kết hợp với giám sát glucose tại nhà để điều chỉnh hướng điều trị. Mức lý tưởng cho những người bị bệnh tiểu đường nói chung là dưới 7% và mức này sẽ có thể thay đổi theo độ tuổi và các yếu tố khác. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường khi mức HbA1c bằng hoặc lớn hơn 6,5%.

Thể xeton: thường đơn giản gọi là xeton, một trong những sản phẩm của việc đốt chất béo trong cơ thể. Khi không có đủ insulin, cơ thể không thể sử dụng đường (glucose) cho năng lượng, do đó phải tự phá vỡ chất béo và protein. Khi chất béo được sử dụng thì thể xeton, một loại axit, xuất hiện trong nước tiểu và máu. Một số lượng lớn xeton trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng gọi là nhiễm ceton acid. Xeton có thể được phát hiện và theo dõi trong nước tiểu tại nhà bằng các sản phẩm như Ketostix, Chemstrips, và Acetest. Khi lượng đường trong máu luôn cao hơn 250 mg / dl, khi đang bị bệnh hoặc đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường. Thì nên kiểm tra xeton thường xuyên.

Lancet: kim nhọn nhỏ để chích trên da; sử dụng theo dõi đường trong máu.

Hiệu ứng Somogyi: Còn được gọi là “hiệu ứng dội ngược”, nó xảy ra khi đường huyết chuyển nhanh từ một mức độ rất thấp đến một mức độ rất cao. Nó thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm. Những người có nồng độ đường trong máu cao vào buổi sáng có thể cần phải kiểm tra lượng đường trong máu vào giữa đêm. Nếu lượng đường trong máu thấp liên tục, nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối hoặc giảm liều insulin.

Sulfonylureas:
Thuốc dạng viên nén hoặc viên nang dùng làm giảm mức độ đường trong máu. Các loại thuốc tiểu đường dạng uống làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm cho tuyến tụy sản xuất thêm insulin.

Triglyceride: Chất béo trong máu lấy từ thực phẩm chúng ta ăn; hầu hết các chất béo chúng ta ăn, kể cả bơ, bơ thực vật, dầu, là ở dạng triglyceride. Triglycerides thừa được lưu trữ tại các tế bào mỡ trong cơ thể. Cơ thể cần insulin để loại bỏ chất béo nầy trong máu.

Nguồn tham khảo:
https://yhoccongdong.com/thongtin/cac-thuat-ngu-benh-tieu-duong/

Lê Hoa (Tổng hợp)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X