Hotline 24/7
08983-08983

Những tai nạn thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh

Hậu quả tai nạn người cao tuổi sẽ trầm trọng hơn so với người trẻ. Đâu là những tai nạn thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng tránh là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tai nạn ở người cao tuổi

Có hai loại nguyên nhân khiến người cao tuổi gặp tại nạn, đó là tai nạn do môi trường và tai nạn do bệnh lý.

+ Môi trường

Những yếu tố như nước đọng, đường đi không bằng phẳng, trơn trượt sẽ khiến người cao tuổi dễ té ngã. Không chỉ ngoài đường mà cả khi ở nhà, nếu đó là khu vực thiếu ánh sáng, cầu thang khó đi, hoặc bị trượt khi đi cầu thang, bậc tam cấp quá cao, hay ở những nơi như sàn nước, nhà vệ sinh, tai nạn cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể té ngã do với tay hoặc lấy đồ trên cao…

+ Bệnh lý

Người cao tuổi sẽ dễ bị tai nạn khi mắc các bệnh sau:

Tăng hoặc hạ huyết áp: bệnh này thường có biểu hiện là chóng mặt đột ngột, khiến người cao tuổi bỗng thấy đầu óc quay cuồng nên dễ té ngã.

Thiếu máu cơ tim: Bỗng nhiên ngất xỉu rất có thể là biểu hiện của chứng thiếu máu cơ tim dẫn đến đột quỵ. Khi đó, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu càng sớm càng tốt.

Mất ngủ, tim mạch, bệnh xương khớp: Thuốc điều trị các căn bệnh này đều có tác dụng phụ làm run tay chân, từ đó khiến người cao tuổi dễ bị té, ngã hoặc bị va đập với đồ đạc.

Mắc các bệnh ảnh hưởng đến vận động: như Parkinson bị run, rối loạn tư thế, dáng đi…

Cách phòng tránh tai nạn ở người cao tuổi

Dưới đây là các biện pháp bảo vệ sức khỏe tuổi 50, phòng tránh tai nạn cho người cao tuổi:

Chăm tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp để tăng cường sức mạnh cho đôi chân, các bài tập thăng bằng ở người cao tuổi, để cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đi lại vững vàng hơn.

Người cao tuổi nên tích cực đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp để tăng cường sức mạnh cho đôi chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đi lại vững vàng hơn.
Người cao tuổi nên tích cực đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp để tăng cường sức mạnh cho đôi chân, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và đi lại vững vàng hơn


Giữ cân nặng hợp lý không thừa cân và thiếu cân, những người có cơ thể gọn gàng sẽ ít nguy cơ bệnh về khớp hơn những người nặng nề, và tránh bị suy dinh dưỡng, để giảm nguy cơ ngã.

Gắn hoặc gắn thêm những vật dụng nhà cửa bảo hộ sinh hoạt cho người già như: đèn trên các lối đi; tay vịn trong nhà tắm, cầu thang, bậc tam cấp, thềm nhà; tấm lót nhựa nhám hoặc thảm chống trơn dưới sàn nhà, phòng vệ sinh…

Người nhà nên trang bị thảm chống trượt cho người cao tuổi
Người nhà nên trang bị thảm chống trượt cho người cao tuổi


Thiết kế công tắc điện, điện thoại ở địa điểm dễ với tới.

Nếu người cao tuổi thường xuyên ở một mình, trong nhà nên gắn thêm điện thoại, chuông báo ở vị trí thấp để dễ liên lạc với người thân khi bị té.

Sắp xếp gọn gàng, dẹp bỏ những chướng ngại trên lối đi. Chuẩn bị bô để người cao tuổi có thể tiểu đêm.

Tuyệt đối không để người cao tuổi trèo cao làm việc hay lấy đồ.

Lưu ý rằng nếu bị té lúc chỉ một mình, người cao tuổi nên nằm im khoảng 30 phút, đợi khi hết đau mới tìm cách ngồi dậy, tránh cố gắng đứng dậy ngay có thể làm gãy xương.

Cách phòng tránh các tai nạn về bệnh lý cho người cao tuổi

Ngoài việc phòng tránh những tai nạn trên, người cao tuổi cũng cần chú ý thực hiện những điều sau để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh thường gặp như các bệnh về hô hấp, xương khớp, hệ thần kinh trung ương…:

Khám bệnh định kỳ 6 tháng/ lần và không được chủ quan mỗi khi nghi ngờ bản thân có bệnh để kịp thời điều trị.

Không nên nằm hoặc ngồi lâu một chỗ, thay vào đó người cao tuổi nên tập thể dục đều đặn, lưu ý tập hít thở trước và sau khi ngủ dậy và vận động tay chân, xoa, bóp các cơ bắp, các bài tập thăng bằng

Người cao tuổi nên uống nước đều đặn và đầy đủ, khoảng 6 - 8 ly nước mỗi ngày nhưng nhớ hạn chế uống vào ban đêm tránh mất ngủ do tiểu đêm.

Chế độ ăn của người cao tuổi cần bảo đảm đủ năng lượng, và các chất dinh dưỡng để tránh bị suy dinh dưỡng, vì khi người bị suy dinh dưỡng bị ngã sẽ lâu khỏi và nặng các hậu quả của gãy xương. Với chất đạm, ưu tiên cá nhiều hơn thịt, ít nhất ăn cá 3 lần/ tuần. Nên ưu tiên chất xơ để hạn chế táo bón và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa đặc biệt là mầm bông cải xanh có chiết xuất Glucoraphanin giúp cơ thể đào thải chất độc.

Nên uống sữa để bổ sung canxi, vitamin D phòng loãng xương. Khi chọn sữa, người cao tuổi nên chú ý chọn những loại có kết hợp các Vitamin nhóm B, A, C, E và các khoáng chất Kẽm, Magie, Selen giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, ăn ngủ ngon, đồng thời bổ sung dưỡng chất Plant Sterols (chất béo chiết xuất tự nhiên từ thực vật) giúp giảm cholesterol, tốt cho hệ tim mạch.

Trên đây là các cách phòng tránh những tai nạn thường gặp ở người cao tuổi để bảo vệ sức khỏe tuổi 50. Có thể thấy rằng, chìa khóa để giảm thiểu và phòng tránh tai nạn chính là nền tảng thể lực tốt mà để đạt được điều đó, chỉ tập luyện thôi là không đủ. Người cao tuổi còn phải kết hợp các bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, sữa dành cho người già là thực phẩm không thể thiếu giúp người cao tuổi bổ sung đủ các dưỡng chất, tăng sức đề kháng, hệ xương chắc khỏe và ăn ngon, ngủ hơn hơn.

Theo BS Nguyễn Vũ Linh
Bác sỹ Đa Khoa
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk
Vinamilk.com.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X