Hotline 24/7
08983-08983

Những tai nạn rình rập trẻ trong ngày hè, cha mẹ chớ lơ là kẻo "mất con"

Nghỉ hè là thời gian con trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi sau những tháng học tập chăm chỉ. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm trẻ dễ gặp phải những tai nạn đáng tiếc.

Tử thần rình rập ở các chung cư cao tầng

Còn nhớ vào cuối năm 2016, một vụ tai nạn thương tâm đã xảy tại tòa nhà Rainbow khu Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) khi một bé trai 6 tuổi đã rơi từ tầng 11 xuống mái tầng 2 tử vong.

Trước nữa, tháng 8/2015, tại tòa NA4, khu bán đảo Linh Đàm một bé trai khoảng 8 tuổi rơi từ ban công tầng 10 xuyên qua mái tôn của quán café ở tầng 1, nhập viện trong tình trạng đa chấn thương.

ngo-doc'Những tai nạn rình rập trẻ trong ngày hè, cha mẹ chớ lơ là kẻo "mất con" (Ảnh minh họa)

Vào tháng 11/2015, tại chung cư CT2 Xuân Đỉnh cao 25 tầng (quận Bắc Từ Liêm), một bé trai 5 tuổi đã rơi từ tầng 22 xuống đất, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hết sức nguy kịch...

Tất cả những vụ tai nạn thương tâm nói trên đều xảy ra khi người lớn đi vắng, để trẻ ở nhà một mình hoặc mải làm việc khác... cho thấy, sự bất cẩn của người lớn khi trông coi trẻ. Hậu quả là rất đau lòng.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại

Dã ngoại mùa hè là một hoạt động tuyệt vời dành cho gia đình. Tuy nhiên, mỗi ông bố bà mẹ nên lưu ý khi chuẩn bị thức ăn để tránh ngộ độc thực phẩm. Theo báo cáo, hàng ngàn người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm khi đi dã ngoại vào mùa hè mỗi năm. Bất cứ món ăn gì có chứa mayonnaise, trứng, sữa hoặc thịt đều có thể sinh ra vi khuẩn chỉ trong một vài giờ khi có tác động của ánh nắng mặt trời.

Để tránh điều này, hãy thử bỏ thức ăn vào dụng cụ làm lạnh để tránh vi khuẩn. Ngoài ra, bố mẹ phải chắc chắn rằng tất cả các loại thực phẩm dã ngoại được làm sạch hoàn toàn và nấu chín trước khi ăn.

Nguy cơ đuối nước

Thời tiết oi bức ngày hè khiến nhiều gia đình tìm đến các bể bơi, ao hồ hay sông biển để giải nhiệt. Điều không cha mẹ nào mong muốn là chuyến giải nhiệt vui chơi kết thúc tại phòng cấp cứu bệnh viện. Nhưng cũng không ít trường hợp đuối nước vẫn diễn ra hàng năm vào thời điểm nắng nóng. Trong số đó, cấp cứu vì “đuối cạn” vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều phụ huynh. Tình trạng này xảy ra khi trẻ bị đuối nước nhưng không phải trong bể bơi hay sông biển mà ở trên cạn, sau nhiều giờ rời môi trường nước.

CBSNews dẫn lời TS Lewis Maharam, một chuyên gia sức khỏe thể thao, cho biết hội chứng “đuối cạn” hay “đuối nước thứ cấp” khiến nhiều trẻ ở Mỹ nhập viện mỗi năm.

Chuyên gia này cảnh báo chỉ cần trẻ hít phải một lượng nước nhỏ vào bên trong phổi cũng có thể gây ra hiện tượng này. Đuối cạn xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước thì vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống. Sau những cơn ho sặc, trẻ tưởng như không sao và trở lại vui chơi, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên nhiều giờ sau, cha mẹ có thể quan sát thấy biểu hiện ho, khó thở, khò khè với những bóng nước trong miệng. Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ bên trong phổi ban đầu chưa biểu hiện triệu chứng. Về sau, phổi bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não.

Vì vậy, nếu bạn nhận thấy con trai hay con gái của mình bị ho, hoặc mệt mỏi bất thường sau một ngày ở hồ bơi, hãy đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X