Hotline 24/7
08983-08983

Những phương pháp phòng ngừa cao huyết áp

Cao huyết áp, hay còn được gọi là tăng huyết áp, là một tình trạng áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm tống máu đi quá cao. Nếu áp lực này tăng lên cao theo thời gian, nó có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Các biến chứng thường gặp nhất là: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, mờ mắt, phình hoặc phình tách thành động mạch, các bệnh động mạch ngoại vi… Những biến chứng này có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bệnh nhân và xã hội.

Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh thường không có triệu chứng, người bệnh được chẩn đoán tình cờ khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc sau khi xảy ra một biến cố lớn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Việc không biểu hiện triệu chứng làm cho bệnh không được chẩn đoán và điều trị sớm, điều này để lại nhiều hậu quả đáng tiếc khi biến chứng đã âm thầm diễn ra mà mọi người vẫn còn chưa hay biết gì.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp để sớm co biện pháp phòng ngừa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thường xuyên kiểm tra huyết áp để sớm co biện pháp phòng ngừa. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn có thể kiểm soát mức huyết áp bằng cách:

1. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

- Nên ăn: cá, hải sản, rau xanh, trái cây, đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng, các loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu… Vì chất xơ có trong rau quả có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Mỗi ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

- Không nên ăn: Các loại thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…), các loại sữa béo, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, tiết động vật, các loại thức ăn nhanh (mì tôm…) và những món ăn chế biến sẵn.

- Hạn chế: Các loại nước ngọt có ga, các loại bia, bột nở, các loại bột làm sủi bọt...

- Ăn nhạt: Càng ăn ít muối, càng tốt cho người bệnh tăng huyết áp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

2. Tập thể dục

Cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30 - 45 phút, 3 - 4 lần/tuần.

Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị tăng huyết áp. Vì vậy, cần tập thể dục để duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

3. Dùng thuốc

Nếu việc thay đổi lối sống không làm tình trạng bệnh khá hơn hoặc bạn mắc bệnh cao huyết áp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc và theo dõi diễn tiến bệnh, qua đó có thể tăng liều hoặc thay đổi và thêm thuốc cho đến khi tìm ra phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn.

4. Từ bỏ những thói quen xấu

- Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

- Bớt uống rượu: uống nhiều rượu dễ làm tăng huyết áp.

- Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và đúng giờ.

5. Điều trị trong trường hợp khẩn cấp

Đối với người bị cao huyết áp cấp cứu , người bệnh cần phải được điều trị tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì bệnh có thể gây tử vong. Người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng tim và mạch máu. Bác sĩ có thể cho người bệnh thở oxy và thuốc giúp ổn định lại huyết áp xuống mức an toàn.

Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X