Hotline 24/7
08983-08983

Những nghề nghiệp nào dễ mắc ung thư vú?

Chưa có một nghiên cứu chính thức nào lý giải nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, các nhà khoa học đưa ra nhiều yếu tố tác nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh, trong đó vấn đề nghề nghiệp.

Dưới đây là 4 ngành nghề được cảnh báo có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh nếu lưu tâm đến lời khuyên của giới chuyên môn.

Nhân viên văn phòng

Không chỉ được cảnh báo về ung thư vú, dân văn phòng còn có nguy cơ mắc bệnh xương khớp, thận và dạ dày… Nguyên nhân chính là do họ thường ngồi quá lâu, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học và thường xuyên chịu áp lực công việc, dễ stress kéo dài.

Lời khuyên dành cho dân văn phòng cần bố trí công việc khoa học, tăng cường hoạt động thể chất và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Đơn giản nhất bạn có thể tranh thủ thời gian tập thể dục tại chỗ làm, tham gia tập luyện thể lực vào đầu giờ sáng, sau giờ làm, đơn giản nhất là đi bộ nhẹ nhàng 60 phút mỗi ngày cũng có thể giảm nguy cơ ung thư vú tới 14% so với người lười vận động.

Một số doanh nghiệp có hoạt động thể dục ngắn giữa giờ làm việc rất hữu ích cho nhân viên

Công nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại

Theo đặc thù một số ngành nghề/dịch vụ như xưởng nhuộm, xưởng dệt, nhà máy hóa chất, các nhà máy điện tử… công nhân phải tiếp với nhóm hóa chất độc hại nên tỉ lệ mắc các bệnh ung thư cao, trong đó có ung thư vú.

Với nhóm đối tượng này, họ cần đặc biệt tuân thủ các nguyên tắc an toàn lao động, sử dụng đồ bảo hộ đúng quy cách để tránh nguy cơ phơi nhiễm hóa chất.

Một số ngành nghề như nhuộm, dệt may,... công nhân có nguy cơ mắc ung thư vú vì tiếp xúc với hóa chất độc hại

Y tá/Điều dưỡng

Thiếu ngủ thường xuyên là một trong những nguy cơ gây nên ung thư vú. Trong khi đó các nhân viên y tá, điều dưỡng hay phải đổi ca kíp, trực đêm để theo dõi, chăm sóc bệnh nhân. Do vậy, quá trình sản xuất melatonin - một chất có tác dụng chống lại bệnh ung thư bị giảm sút vì chúng chỉ được cơ thể sản xuất vào ban đêm với trạng thái nghỉ ngơi trong bóng tối. Nó có vai trò ức chế sản xuất estrogen, khi lượng melatonin thiếu hút sẽ dẫn đến gia tăng lượng estrogen, việc tích tụ nhiều estrogen gây tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Là đặc thù nghề nghiệp nên các nhân viên y tế cần nâng cao thể lực bằng cách cân bằng chế độ dinh dưỡng, bố trí nghỉ ngơi, tăng cường vận động vào thời gian hợp lý để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật.

Giáo viên

Ngoài thời gian giảng dạy tại trường, nhiều giáo viên còn tham gia các lớp dạy thêm, các khóa đào tạo bên ngoài, nâng cao chuyên môn và thức khuya để nghiên cứu, soạn giáo án, chấm bài kiểm tra… Như đã nói, tình trạng thiếu ngủ cũng tăng nguy cơ ung thư vú.

Ngoài ra nguy cơ ung thư vú còn chịu tác động của một số yếu tố như tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình có người cùng huyết thống mắc ung thư vú, sinh con đầu lòng muộn (sau 30 tuổi), có kinh sớm (trước 12 tuổi), mãn kinh muộn (55 tuổi), người béo phì, sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên, thuốc trầm cảm…

Các chuyên gia cảnh báo nhóm nguy cơ cao mắc ung thư vú cần tham gia tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú định kì để giảm thiểu rủi ro. Song đây cũng là khuyến cáo chung cho tất cả chị em trên 30 tuổi để chủ động bảo vệ sức khỏe cho mình (bên cạnh việc xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, cân bằng công việc, vận động và nghỉ ngơi hợp lý). Khi có bất kì thay đổi bất thường nào của vú như đau nhức, căng cứng (không phải tới chu kì kinh nguyệt), chảy dịch núm vú, thay đổi sắc tố, bề mặt da ngực, tụt núm vú, sờ thấy u cục trong vú… bạn nên tới ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X