Hotline 24/7
08983-08983

Những mẹo đơn giản để con bạn đi ngủ dễ dàng và sâu giấc hơn

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, rất nhiều bố mẹ đang gặp phải khó khăn trong việc cho con đi ngủ và hệ quả là cả mẹ và con đều vô cùng mệt mỏi mặc dù đã cố gắng hết sức.

Việc chưa bao giờ là dễ dàng đối với các bậc cha mẹ. Nhiều trường hợp bé chỉ ngủ khi cả mẹ và con đã rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi. Vì vậy, hãy thử áp dụng một vài mẹo đơn giản sau để tìm ra cách thích hợp nhất giúp con bạn đi ngủ một cách dễ dàng.

1. Hát cho bé nghe

Hát ru cho bé trước khi ngủ được chứng minh là mang lại lợi ích rất lớn cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)
Hát ru cho bé trước khi ngủ được chứng minh là mang lại lợi ích rất lớn cho cả mẹ và bé (Ảnh minh họa)

Điều đơn giản này được khoa học chứng minh là mang lại lợi ích rất lớn cho mẹ và bé. Không chỉ nhẹ nhàng đưa bé vào giấc mơ, việc hát ru cho trẻ còn giúp kết nối tình cảm mẹ con, tạo ra thói quen đi ngủ bằng cách trấn an trẻ và bản thân người mẹ sẽ kiểm soát được thời gian đi ngủ của con.

2. Cho trẻ đi ngủ vào một giờ cố định

Trẻ sơ sinh giống như một tờ giấy trắng và chúng cần mẹ giúp hình thành các thói quen. Nếu mẹ luôn đặt bé xuống giường đi ngủ cùng một giờ vào mỗi buổi tối, bé sẽ biết việc gì sẽ xảy ra tiếp theo.

3. Đọc sách cho bé nghe trước khi ngủ

Trẻ sơ sinh rất thích nghe giọng nói của mẹ và ngay cả khi ngủ, trẻ vẫn nhận thức được giọng nói xung quanh. Vì vậy, bạn nên tập thói quen đọc sách cho bé trước khi đi ngủ bằng việc chọn những câu chuyện nhẹ nhàng, vui nhộn dành cho trẻ em và đọc với giọng êm ả nhất để tránh làm cho bé quá kích thích.

4. Cho bé bú trước khi ngủ

Hành động mút khi bú mẹ khiến bé có cảm giác buồn ngủ (Ảnh minh họa).
Hành động mút khi bú mẹ khiến bé có cảm giác buồn ngủ (Ảnh minh họa).

Không chỉ giúp cả mẹ và bé giảm căng thẳng, việc cho trẻ bú trước khi ngủ còn giúp cơ thể bé giải phóng một loại hoc môn gây ra cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó, trong sữa mẹ còn chứa các chất, hoc môn và amino axit có tác dụng gây ngủ cho trẻ vì vậy cho con bú trước khi ngủ là một mẹo không thể bỏ qua.

5. Để bé có thời gian một mình trong nôi

Đừng chạy ngay tới và bế con lên ngay khi nghe thấy tiếng bé kêu trong cũi kể cả vào ban đêm. Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, những bé được bé lên và sau đó ngủ trên tay mẹ sẽ gặp khó khăn khi ngủ lại trong cũi của chúng. Các bà mẹ có thể giúp bé ngủ trong cũi dễ dàng hơn bằng cách quấn chặt bé dưới 3 tháng tuổi hoặc sử dụng túi ngủ cho các bé lớn hơn.

6. Sử dụng đèn ngủ phù hợp

Sử dụng đèn ngủ phù hợp
Sử dụng đèn ngủ phù hợp

Sử dụng đèn ngủ với màu sắc và độ sáng phù hợp để làm dịu giấc ngủ của bé. Hãy tránh xa ánh đèn xanh lục, xanh dương hoặc trắng vì chúng có thể khiến bé khó ngủ hơn. Một chiếc đèn ngủ màu đỏ sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt giúp bé thư giãn và dễ ngủ.

7. Tránh tiếp xúc mắt

Hãy hạn chế tiếp xúc mắt với bé khi bạn đang cố gắng giúp bé đi ngủ. Việc tiếp xúc bằng mắt sẽ khiến trẻ bị kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn. Hãy cố gắng nhìn đi chỗ khác để không khiến bé tỉnh táo và khó ngủ.

8. Dùng bỉm dành cho ban đêm

Bỉm đêm giúp bé cảm thấy khô thoáng cả đêm và không bị tỉnh giấc vì ướt tã (Ảnh minh họa).
Bỉm đêm giúp bé cảm thấy khô thoáng cả đêm và không bị tỉnh giấc vì ướt tã (Ảnh minh họa).

Bỉm dành cho ban đêm được thiết kế để có độ thấm hút tốt hơn và vì vậy bé sẽ cảm thấy khô thoáng cả đêm và không phải thức dậy vì bỉm ướt.

9. Bắt đầu luyện ngủ khi bé được 4 tháng tuổi

Quá trình luyện ngủ cho bé nên được bắt đầu khi bé được 4 tháng tuổi bằng cách tạo ra các thói quen trước khi ngủ như tắm nước ấm, kể chuyện, hát ru… Giờ ngủ của bé phải được duy trì giống nhau giữa các ngày.

10. Chuẩn bị kỹ cho khoảng thời gian rối loạn giấc ngủ vào tháng thứ 4

Bốn tháng tuổi là thời gian cao điểm của hiện tượng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho khoảng thời gian này và vì đây là thời điểm "hồi quy giấc ngủ" xảy ra phổ biến nhất nên đây cũng là thời điểm vàng để bắt đầu việc luyện ngủ cho bé.

11. Cho bé ngủ riêng

Hãy chắc chắn rằng con của bạn đang được ngủ trong giường, cũi riêng (Ảnh minh họa).
Hãy chắc chắn rằng con của bạn đang được ngủ trong giường, cũi riêng (Ảnh minh họa).

Để đảm bảo việc nghỉ ngơi cho mọi thành viên trong gia đình, hãy chắc chắn rằng con của bạn đang được ngủ trong giường, cũi riêng chứ không phải ngủ với bạn. Việc cho bé ngủ riêng có thể khó khăn ban đầu nhưng mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi sự điều chỉnh của bé.

13. Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp

Quá nóng hay quá lạnh đều khiến bé khó ngủ và dễ tỉnh giấc và nhiệt độ lý tưởng nhất để bé ngủ là 26 đến 28 độ C. Ngoài ra, bạn cũng nên biết rằng một căn phòng quá nóng có thể làm tăng nguy cơ đột tử không rõ nguyên nhân ở trẻ sơ sinh và việc giữ nhiệt độ trong phạm vi bình thường sẽ khiến bé dễ thở hơn.

14. Lựa chọn đồ ngủ phù hợp cho bé

Việc chọn đồ ngủ thích hợp cũng sẽ giúp bé ngủ ngon hơn. Một quy tắc khi chọn quần áo ngủ cho trẻ đó là nó phải khiến bé cảm thấy thoải mái hơn nhưng vẫn đảm bảo giữ ấm cho cơ thể bé. Trẻ sơ sinh nên dùng những bộ đồ có tất chần

14. Sử dụng một chiếc máy tạo tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng đã giúp cho 80% trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ chỉ trong vòng 5 phút (Ảnh minh họa).
Tiếng ồn trắng đã giúp cho 80% trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ chỉ trong vòng 5 phút (Ảnh minh họa).

Theo một nghiên cứu khoa học, tiếng ồn trắng đã giúp cho 80% trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ chỉ trong vòng 5 phút. Mẹ chỉ cần đảm bảo máy không kêu quá to và có âm lượng vừa phải.

15. Thử cho bé nằm nôi rung trước khi ngủ

Nếu bé không thể ngủ thì mẹ cũng sẽ bị kiệt sức. Vì vậy, hãy thử đặt bé vào một chiếc nôi rung an toàn trong vài phút trước khi ngủ cũng đủ để bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên hãy chuyển bé vào giường ngay khi bé buồn ngủ nhé.

16. Đừng quên giúp bé ợ hơi sau khi ăn

Nếu bé không được ợ hơi, một lượng khí không được thoát ra ngoài sẽ khiến bé tỉnh táo (Ảnh minh họa).
Nếu bé không được ợ hơi, một lượng khí không được thoát ra ngoài sẽ khiến bé tỉnh táo (Ảnh minh họa).

Theo trang Livestrong, trẻ sẽ ngủ ngon và thoải mái hơn sau khi đã ợ hơi. Vì vậy, mẹ đừng quên giúp bé ợ hơi sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Nếu không ợ hơi, một lượng khí không được tống ra ngoài sẽ khiến bé tỉnh táo vì khó chịu.

17. Sử dụng rèm chắn sáng trong phòng bé

Rèm chắn sáng thực sự ngăn được ánh sáng bên ngoài lọt vào phòng bé (Ảnh minh họa).
Rèm chắn sáng thực sự ngăn được ánh sáng bên ngoài lọt vào phòng bé (Ảnh minh họa).

Việc sử dụng rèm chắn sáng có thể giúp bé ngủ yên trong thời gian kỷ lục vì nó thực sự ngăn được ánh sáng từ bên ngoài lọt vào phòng bé so với những chiếc rèm thông thường khác.

18. Mẹ hãy thở nhẹ

Trẻ em rất nhạy cảm với hơi thở, cử động và giọng nói của bạn. Nếu bạn căng thẳng và thở lớn, điều này sẽ truyền sang em bé và khiến bé khó ngủ. Dù không dễ dàng giúp một đứa trẻ khó tính đi ngủ nhưng bạn cần giữ bình tĩnh, thở sâu và cố gắng đưa trẻ vào giường ngủ khi bạn đã mệt. Em bé có thể sẽ bắt đầu thở đều hơn và sau đó ngủ thiếp đi.

19. Cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng

Việc để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời sẽ giúp cơ thể trẻ sản sinh nhiều melatonin hơn và từ đó giúp bé ngủ ngon hơn. Hãy đảm bảo con bạn được mặc trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết và chỉ cần phơi nắng vài phút là đã đủ rồi.

Cá tính và tính cách của mỗi trẻ là khác nhau và nó ảnh hưởng tới khả năng ngủ của bé. Điều này có nghĩa là những trẻ có cá tính mạnh mẽ, khó tính sẽ khó khăn hơn trong việc tìm ra cách giúp bé ngủ ngon. Và vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn khi áp dụng các phương pháp để tìm ra cách tốt và phù hợp nhất với con mình.

Theo Afamily.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X