Hotline 24/7
08983-08983

Những loại vắc xin quan trọng cho ông và bà

Khi đã có tuổi và phải dành nhiều thời gian chăm sóc các cháu của mình, bạn không muốn mình lây bất kỳ căn bệnh nguy hiểm nào cho các cháu.

Dưới đây là những loại vắc-xin quan trọngmà bạn nên tiêm để phòng bệnh và tránh lây nhiễm cho trẻđặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tdap (bạch hầu, ho gà, uốn ván)

Vắc xin Tdap phòng 3bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Bạn có thể đã tiêm vắc xin này từ khi còn trẻ, nhưng khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian và bạn cần tiêm nhắc lại để củng cố khả năng miễn dịch.

Ho gà là một bệnh hô hấp rất dễ lây lan, mọi người ở mọi độ tuổi đều có thể bị ho gà, trẻ sơ sinh đặc biệt dễ bị tổn thương.Một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được nhập viện, vì vậy việc phòng ngừa là quan trọng.Trẻ thườngđược tiêm vắc-xin ho gà đầu tiên lúc hai tháng.

Hầu hết những người bị bệnh ho gà thường bị lây từ một người thân nào đó trong gia đình, chẳng hạn như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc ông bà. Vì vậy, đảm bảo rằng bạn không mắc bệnh cũng có ý nghĩatrong việc đảm bảo rằng các cháu của bạn không mắc bệnh.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị bạnnên tiêm ít nhất hai tuần trước khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh.

Vắc xin ngừa zona (Shingles)

Loại vắc xin này giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh zona, là bệnh nổi các mụn nước đau đớn do loại vi-rút gây bệnh thủy đậu gây ra. Bất cứ ai từng bị thủy đậu đều có nguy cơ mắc bệnh zona, nhưng nguy cơ bị bệnh zona tăng lên khi bạn già đi.

Người bị bệnh zona có thể làm lây lan bệnh thủy đậu, thủy đậu càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh.

Vắc xin ngừa bệnh zona được khuyến cáo cho người trên 50 tuổi, cho dù đãbị thủy đậu hay không.

Nếu bạn mắc bệnh zona, bạn có nguy cơ cao lây bệnh khi bạn bị dang có các mụn nước. Vì vậy trừ khi bạn có mụn nước, bạn không cần phải chờ đợi để tiếp xúc với trẻ em sau khi đã tiêm phòng.

MMR (sởi, quai bị, rubella)

Vắc xin giúp bạn dự phòng ba bệnh: sởi, quai bị và rubella. Mặc dù bạn có thể đã tiêm vắc-xin MMR khi còn trẻ, miễn dịch sẽgiảm dần theo thời gian.

Bệnh sởi, quai bị và rubella là ba bệnh truyền nhiễm rất dễ lây qua ho và hắt hơi. Bệnh sởi vẫn là mối đe dọa với các bùng phát vào các năm gần đây. Sởi là một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm phổi, tổn thương não, điếc, và thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh thường được tiêm phòng sởi lúc 12 tháng.

Trẻ sơ sinh được bảo vệ khỏi sởi khi những người xung quanh đã được tiêm phòng sởi. CDC khuyến cáo ít nhất một liều vắc-xin MMR cho những người không có miễn dịch với bệnh sởi. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể kiểm tra khả năng miễn dịch của bạn.

Để chắc chắn không cónguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ em, hãy hỏi bác sĩ về việc bạn nên đợi bao lâu sau tiêm chủng để có thể chơi đùa với các cháu của bạn.

Vắc-xin cúm

Mặc dù bạn có thể đã tiêm phòng cúm mỗi năm, điều này càng trở nên quan trọng khi bạn ở quanh trẻ nhỏ.

Theo CDC, trong những năm gần đây, 71% -85% các ca tử vong liên quan đến cúm là ở những người trên 65 tuổi.

Ngoài việc dự phòng các yếu tố nguy cơ cho bản thân, vắc-xincũng giúp bảo vệ trẻ em khỏi bị lây cúm.Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm vì hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi còn quá nhỏ để tiêm phòng cúm, vì vậy điều quan trọng là bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc cúm bằng cách tiêm phòng cúm cho những người thân thường xuyên tiếp xúc với trẻ.

CDC khuyến cáo rằng tất cả người trưởng thành tại Hoa Kỳ nên tiêm phòng cúm mỗi mùa cúm kéo dài từ tháng 10 đến tháng 5.

Vắc-xin phế cầu khuẩn

Loại vắc xin này bảo vệ bạn khỏi viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra.

Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Người lớn trên 65 tuổi và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị viêm phổi.

Có hai loại vắc-xin phế cầu khuẩn: PCV13 và PPSV23. Những người trên 65 tuổi được khuyến nghị tiêm một liều vắc xin này.

Nếu bạn dưới 65 tuổi, nhưng mắc một số bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc hen suyễn hoặc bạn có hệ miễn dịch suy yếu, bạn cũng nên chủng ngừa phế cầu khuẩn.

Trao đổi với bác sĩ

Nếu bạn không biết mình nên tiêm vắc xin gì hoặc có thắc mắc về bất kì loại vắc xin nào,hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn lựa chọn loại vắc xin phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu xung quanh.

Theo BS Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X