Hotline 24/7
08983-08983

Những hiểu biết về hội chứng "đầu muốn nổ tung"

Hội chứng khiến người bệnh đôi khi phải chịu tiếng ồn khủng khiếp phát ra từ ngay chính đầu mình, thường được mô tả là âm thanh của tiếng nổ, tiếng gầm, tiếng súng, giọng nói to hoặc tiếng thét.

Hội chứng "đầu muốn nổ tung" rất đáng báo động trong giới trẻ

Theo như một nghiên cứu đã được các nhà tâm lý học thuộc trường Đại học bang Washington (Washington State University) công bố, các sinh viên đại học thường gặp phải hội chứng này. Nhìn chung, nghiên cứu đã cho thấy 1/5 trên tổng số 211 sinh viên chưa tốt nghiệp đại học được phỏng vấn bị mắc phải chứng này.

Những hiểu biết về hội chứng 'đầu muốn nổ tung'.Những hiểu biết về hội chứng "đầu muốn nổ tung"

Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: "Hiện tại có rất ít dữ liệu có tính hệ thống về hội chứng này và cũng chưa biết được tỷ lệ phổ biến". Viện còn cho biết thêm: "Những tình tiết về hội chứng 'đầu muốn nổ tung' còn được phụ họa bởi mức độ sợ hãi đáng kể trên phương diện lâm sàng".

Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng, sự rối loạn này là do những vấn đề xảy ra khi não bộ nghỉ ngơi lúc bước vào giấc ngủ; lúc đó các nơ-ron thính giác đột nhiên bị kích thích đồng thời.

GS Brian Sharpless cho biết điều này có thể giải thích "vì sao bạn lại nghe thấy tiếng ồn to khủng khiếp mà không thể giải thích nổi, và nó cũng không phải là những âm thanh thực xảy ra xung quanh bạn".

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng "đầu muốn nổ tung"

Hiện nay khoa học vẫn chưa biết rõ tại sao hội chứng "đầu muốn nổ tung" xuất hiện mặc dù nó đã được xác định từ thế kỷ XIX.

Một giả thuyết đặt ra là do các vấn đề về tai nhất là khi vòi nhĩ (vòi Eustache) - bộ phận kết nối tai giữa với phía sau mũi và cổ họng - bị tác động. Vấn đề là áp lực không khí nơi tai giữa dẫn đến hiện tượng nghe được tiếng động kinh hồn nhưng thật ra chẳng có gì cả.

Hội chứng "đầu muốn nổ tung" cũng liên quan đến việc ngưng sử dụng một cách đột ngột một số loại thuốc như là benzodiazepine điều trị chứng lo âu hay mất ngủ, hoặc các loại thuốc chống trầm uất - tức là các chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin.

Giáo sư Sharpless cho rằng cách giải thích hội chứng "đầu muốn nổ tung" hợp lý nhất là có một loại tiếng nổ nhỏ nơi các tế bào thần kinh trong não bộ trong suốt giai đoạn chuyển đổi đột ngột từ trạng thái thức sang ngủ. Khi chúng ta ngủ, não bộ sẽ "ngắt" những vùng khác nhau xử lý chuyển động, thị giác, âm thanh… do đó gây ra "tiếng nổ lốp đốp" tạm thời.

Có giải thích rằng, hội chứng "đầu muốn nổ tung" xảy ra do tình trạng chậm trễ trong tiến trình "ngắt" này dẫn đến sự bùng phát hoạt động não khiến đối tượng nghe được tiếng động kinh hồn và nhìn thấy ánh sáng chớp lóe.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu hội chứng "đầu muốn nổ tung" thường xuyên xảy ra và không được chữa trị, nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở hệ thần kinh, chẳng hạn như bệnh động kinh, hoang tưởng và chảy máu trong não…

Tuy nhiên, TS Sharpless cho biết, mức độ nguy hiểm là vậy nhưng rất ít các bác sỹ, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu đến hội chứng này.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X