Hotline 24/7
08983-08983

Những động tác thể dục đơn giản có thể chữa bệnh

Với thời tiết lạnh giá như hiện nay, việc chăm sóc sức khỏe với mỗi người càng cần đặc biệt chú ý hơn để tránh gặp bất lợi cho sức khỏe. Những động tác thể dục đơn giản dưới đây có thể giúp việc phòng, chữa một số bệnh như: Đau lưng, phòng cảm lạnh, ngừa đột quỵ.


Bài dưỡng sinh “Cánh bướm” tốt cho cả nam và nữ giới. Ảnh: T.G
Bài dưỡng sinh “Cánh bướm” tốt cho cả nam và nữ giới. Ảnh: T.G

Bài dưỡng sinh “Cánh bướm”, phòng cảm lạnh, viêm nhiễm phụ khoa

Theo giảng viên Yoga Trần Thế Long (Phụ trách bộ môn Dưỡng sinh Ứng dụng, Trung Tâm Nghiên cứu Văn hóa Phương Đông, thuộc Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam), “Cánh bướm” là một bài tập Yoga được mô phỏng theo tư thế bướm bay được nhiều người ưa chuộng vì dễ tập ở mọi lúc mọi nơi.

Bài tập “Cánh bướm” giúp phụ nữ phòng tránh bệnh phụ khoa, giảm tắc nghẽn và nâng cao sức khỏe vùng chậu, điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt, thư giãn, giảm đau các khớp, chỉnh sửa dáng vóc mềm mại, giúp lưng thẳng, thư giãn các dây thần kinh và cảm xúc…

Với đàn ông động tác “Cánh bướm” giúp giảm chứng yếu thận, đảm bảo sức khỏe của hệ thống sinh dục (tuyến tiền liệt, cơ quan sinh dục, thông tiểu, dưỡng thận...). Tập thường xuyên sẽ giúp chức năng bài tiết được kích thích mạnh mẽ, chức năng tiết niệu vận hành thuận lợi, giảm đau thần kinh tọa, làm mềm các khớp, đi lại nhanh nhẹn, hoạt bát hơn.

Ông Phúc Toàn Anh (Hội Đông y Hà Nội) cho rằng, những người phải ngồi nhiều, các chất cặn bã thừa sẽ lắng đọng và tích tụ trong cơ thể, nhất là ở vùng bụng, xương chậu và lâu ngày không được đào thải sẽ gây bệnh về thận, phụ khoa… và nhiều bệnh nguy hiểm khác, trong đó có các bệnh về da.

Bài tập "Cánh bướm" giúp thông kinh mạch, chống hàn tà xâm nhập cơ thể, làm sạch cơ thể, lưu thông khí huyết tốt, cung cấp máu đến vùng bụng và xương chậu. Tập đều vào mỗi buổi sáng sẽ tránh bị cảm lạnh.

Thực hiện:

- Hãy ngồi nơi bằng phẳng có thể trải tấm lót, hoặc ngồi ngay trên giường, trên sàn nhà.

- Hai tay ôm chặt lấy 10 đầu ngón chân (2 lòng bàn chân luôn áp vào nhau), càng sát cơ thể càng tốt.

- Nhẹ nhàng mở rộng đầu gối sang hai bên và nhịp lên xuống như cánh bướm đập. Cố gắng mở rộng xương chậu, hai đầu gối càng chạm đất càng tốt. Tư thế ngồi lưng thẳng, vai thả lỏng, cần làm động tác khoảng 500-1.000 cái. Người có bệnh cần tập nhiều hơn. Nếu phòng bệnh thì có thể giảm bớt số lượng, hoặc tập nhiều lần trong ngày để gia tăng sức khỏe.

Cả khí công và yoga đều có bài “Cánh bướm”, do Tổ y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông truyền lại. Bài tập phát huy tốt nhất khi sáng ngủ dậy và cần duy trì lâu dài để cải thiện sức khỏe, nhất là cải thiện chuyện “yêu”.

Vỗ cánh tay giúp chữa 7 loại bệnh

Theo Đông y, cánh tay có nhiều huyệt, kinh mạch được kết nối với nội tạng, chủ yếu là hệ tiêu hóa và đặc biệt là nhạy cảm với đại tràng. Đặc biệt huyệt Khúc trì ở đường rãnh gấp khuỷu tay nếu được vỗ hàng ngày sẽ kích hoạt đại tràng, tốt cho phổi, giúp ngăn ngừa táo bón, giải độc dạ dày, tăng cường hệ miễn dịch, dưỡng da, làm đẹp, giảm ho, đau họng, hạ đường huyết, giảm mỡ máu nếu được vỗ, đập đều, đúng huyệt.

Thực hiện:

-Xòe bàn tay hoặc nắm lại, sau đó vỗ nhẹ từ bàn tay đến phần vai trên cổ. Tập 5-10 phút/ngày, có thể tập nhiều hơn.

Động tác “Chim yến bay” hỗ trợ chữa đau lưng

Theo giảng viên Trần Thế Long, trong Yoga động tác “Chim yến bay” kéo giãn cột sống, hỗ trợ chữa đau lưng, thoát vị đĩa đệm không cần uống thuốc vì nó luyện tập các cơ bắp, dây chằng, sắp xếp và củng cố đĩa đệm từng bước trở lại vị trí ban đầu. Có thể thực hiện theo 2 tư thế:

Chim yến bay đứng

Giữ cơ thể ở tư thế đứng, áp bụng vào tường, vai mở rộng ra phía sau, lòng bàn tay hướng vào nhau, hoặc đều hướng ra sau.

Đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng về phía sau lưng để cho vùng bụng căng hình vòng cung.

Chim yến bay nằm

Nằm trên thảm, bụng úp xuống mặt thảm.

Giơ hai cánh tay về phía sau lưng, giơ cao dần lên theo khả năng. Khi giơ tay đồng thời ngẩng đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động đến vùng xương lưng. Mỗi ngày cần tăng độ khó lên.

Dựa chân vào tường ngừa giãn tĩnh mạch

“Dựa chân vào tường” từng lan tỏa khắp thế giới vì giúp chân săn chắc, thon gọn, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch, cải thiện lưu thông máu, giảm huyết áp, dồn tâm trí tập trung vào hơi thở, tiết chế cơn nóng giận.

Động tác này rất hiệu quả cho người mắc chứng chân to, đùi to, bị phù nề, ngồi nhiều…

Thực hiện:

Nằm hướng mặt vào tường, mông sát tường rồi giơ chân lên cao (giống như trồng cây chuối phần chi dưới), từ mông đến gót chân dựa sát chạm tường.

Người có cơ thể cứng không dựa thẳng chân được thì dùng gối kê mông hoặc cách mông xa tường một chút.

Kiễng gót chân dưỡng tim, ngừa đột quỵ

Việc xoa bóp bàn chân đã cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chữa đau đầu, đau nửa đầu, hạ huyết áp, ngăn chặn đau chân khi có chấn thương, tăng cường ham muốn tình dục…

Động tác kiễng gót chân cũng là một hình thức massage chân, giúp dưỡng thận, dưỡng tinh, giảm táo bón, trĩ, bí tiểu, giúp não khỏe mạnh, ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim, cải thiện phù nề, lưu thông máu, đồng thời làm nhỏ đôi chân…

Thực hiện:

Kiễng chân cao hết sức có thể. Trọng lực dồn vào ngón chân.

Sau đó thả lỏng và hạ xuống. Tập 20-30 cái/lần tập và tập 7 lần/ngày.

Động tác "Úp mặt vào tường"

Động tác "Úp mặt vào tường" kết hợp hít vào - thở ra đúng nhịp sẽ thư giãn, giúp hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng, điều chỉnh cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Thực hiện:

Đứng úp mặt vào tường, hai chân khép lại, tư thế thả lỏng thoải mái.

Từ từ ngồi xuống, ở tư thế ngồi xổm, rồi từ từ đứng lên (mới tập có thể chống tay vào đầu gối). Làm đều đặn kết hợp hít vào - thở ra đúng nhịp.

Theo Gia đình và Xã hội

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X