Hotline 24/7
08983-08983

​Những điều cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm tra sức khỏe

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết nhằm phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm để có hướng điều trị hiệu quả.

Ảnh minh họa - nguồn internet
Ảnh minh họa - nguồn internet

Căn cứ kết quả khám và xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra những quyết định đúng đắn nhất trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm cũng là những chỉ dẫn cần theo dõi giúp mỗi người kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình nhằm phòng, tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ xảy ra...

Để hạn chế tối đa những sai số trong kết quả xét nghiệm, mọi người cần lưu ý một vài điểm dưới đây trước khi thực hiện xét nghiệm.

-  Sau khi ăn, nồng độ các chất glucose, cholesterol, triglycerid, các acid amin, sắt và phosphate sẽ tăng lên trong máu.

-  Sử dụng lượng lớn rượu trong thời gian dài có thể làm tăng hoạt độ enzym và thể tích trung bình huyết cầu.

-  Những người hút thuốc lá có nồng độ Hbco (carbo- hemoglobin) và CEA (carcino embryonic antigen) tăng.

-  Giá trị một số chất có thể thay đổi trong ngày như các hormon, chất điện giải trong nước tiểu, nồng độ hemoglobin...

-  Sự thay đổi tư thế bệnh nhân đột ngột khi lấy máu có thể ảnh hưởng đến nồng độ các huyết cầu và các đại phân tử như các bạch cầu, hồng cầu, hemoglobin, hematocrit, protein toàn phần, các enzym, các lipoprotein và các ion gắn protein (như calci, sắt,...).

Kết quả xét nghiệm là những chỉ số phản ánh đúng đắn nhất tình trạng sức khỏe hiện tại, vì thế cùng với việc chuẩn bị tâm lý, mỗi người cũng nên lưu ý một số điều kiện cần thiết khi làm xét nghiệm. Cụ thể:

-  Đối với các xét nghiệm máu: thời điểm lấy máu làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng; nhịn ăn, không uống nước ngọt, sữa, nước hoa quả, rượu, chè, cà phê, trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm máu. Các chỉ số sinh hóa máu của các xét nghiệm làm không đúng thời điểm, sau ăn hoặc sau khi dùng các chất kích thích sẽ cho kết quả không chính xác.

-  Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm như: bệnh liên quan đường và mỡ (đái tháo đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglyc- erid, HDL, LDL...), bệnh về gan mật. Còn lại những xét nghiệm bệnh khác (khoảng 300 xét nghiệm) như HIV, suy thận, cường giáp, Alzheimer (mất trí nhớ ở người già)... không cần để bụng đói.

-  Sử dụng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm nên bạn cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh nào đó.

-  Khi xét nghiệm nước tiểu, cần phải vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài thật sạch sẽ với nước sạch, không dùng chất tẩy rửa có tính kiềm hoặc acid để thụt rửa vì có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Chu ý, nên lấy nước tiểu giữa dòng.

-  Xét nghiệm tế bào cổ tử cung nên được thực hiện vào ngày thứ 15 sau ngày có kinh đầu tiên hoặc sau khi sạch kinh từ 7 - 10 ngày. Không làm xét nghiệm này cho người đang mang thai hoặc chưa quan hệ tình dục.

-  Đối với chụp X-quang và siêu âm: khi siêu âm ổ bụng nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước khi làm siêu âm. Siêu âm phần phụ (ở nữ giới) hoặc tiền liệt tuyến (ở nam giới), cần uống nhiều nước để có bàng quang đầy, có cảm giác buồn tiểu tiện trước khi làm siêu âm. Không chụp X-quang nếu phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai.

Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X