Hotline 24/7
08983-08983

Những điều cần biết để phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu tốt nhất

Nhiều người đang vô cùng hoang mang về căn bệnh viêm não mô cầu có diễn biến nhanh và nguy hiểm tính mạng. Vậy bạn đã biết làm gì để phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu ở trẻ.

Vừa qua, tại TPHCM xuất hiện trường hợp bé gái 5 tháng tuổi tử vong vì bệnh viêm não mô cầu. Theo đó, bệnh nhi được cấp cứu trong tình trạng sốt cao, lừ đừ, nôn ói, da tím tái, có những mảng xuất huyết trên da, tử vong chỉ sau vài giờ. Đây là ca bệnh viêm cầu não đầu tiên từ đầu năm đến nay và cũng được xác định là trường hợp đầu tiên tử vong trong năm. Hiện tại, trung tâm y tế dự phòng TPHCM đã khoanh vùng dịch tễ, kiểm soát dịch bệnh.

Trước đó, căn bệnh viêm não mô cầu cũng đã cướp đi tính mạng của những nạn nhân trưởng thành. Trước tình trạng đó, nhiều người tỏ ra vô cùng hoang mang về căn bệnh viêm não mô cầu này. Vậy bạn đã biết làm gì để phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu ở trẻ?

viemnaomocauNhiều người đang vô cùng hoang mang về căn bệnh viêm não mô cầu - cướp đi sinh mạng trẻ sơ sinh quá nhanh. (Ảnh minh họa: Internet)

Bệnh viêm não mô cầu - Những chi tiết không thể bỏ qua

Bệnh màng não cầu (viêm màng não mô cầu) gây bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis (còn gọi là khuẩn màng não cầu). Vi khuẩn này được chia thành 13 nhóm huyết thanh ký hiệu bằng các chữ trong bảng chữ cái như A, B và C.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu nhất tập trung ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi và trẻ trong tuổi vị thành niên từ 15-18 tuổi. Nghiên cứu của Viện dịch tễ học Mỹ cho thấy, bệnh viêm não mô cầu ở sinh viên năm nhất đại học chiếm 20% so với những người ở độ tuổi khác. Những người có khả năng sống sót sau khi điều trị bệnh có nguy cơ bị di chứng vĩnh viễn.

Mỗi năm, tại Hoa Kỳ có 1400-3000 trường hợp bị bệnh viêm não mô cầu. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cảnh báo, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh viêm não mô cầu rất thấp nhưng với những trường hợp mắc bệnh đều để lại những di chứng đáng sợ như cắt cụt chi, để lại seo lớn trên da, khuyết tật về thần kinh, giảm thính lực hoặc tử vong. Cầu khuẩn màng não có tên Neisseriameningitidis là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em.

Hơn 98% đối tượng mắc bệnh viêm não mô cầu xuất hiện lẻ tẻ nhưng từ năm 1991 trở lại đây, tần số dịch bệnh này tại các địa phương đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nhóm trong trường học.

Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm não mô cầu nhất: Một số đối tượng có khả năng cao mắc bệnh viêm não mô cầu bao gồm bệnh nhân bị thiếu hụt đường huyết, giải phẫu bị thiếu lá lách hoặc một số chức năng của cơ thể (ví dụ bệnh hồng cầu hình liềm).

Trẻ em khỏe mạnh cũng có thể có nguy cơ cao mắc bệnh viêm não mô cầu nếu đi du lịch hoặc sinh sống tại các khu vực có dịch bệnh viêm não mô cầu.

3 nghiên cứu tiến hành tại Hoa Kỳ nhằm giải quyết các nguy cơ của bệnh viêm não mô cầu cho thấy, nguy cơ mắc bệnh ở nhóm sinh viên đại học cư trú tai ký túc xá cao hơn so với những sinh viên không cư trú tại địa bàn này. Đây chính là kết luận của Uỷ ban tư vấn bệnh truyền nhiễm (Mỹ) được công bố vào năm 2000.

viemnaomocau
Vắc-xin chính là giải pháp phòng chống bệnh cho con bạn ngay lúc này. (Ảnh minh họa: Internet)

Những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bệnh viêm não mô cầu:Đau đầu, cứng cổ, nhạy cảm hơn mức bình thường với ánh sáng, đôi khi buồn nôn. Những triệu chứng này có thể tiến triển một cách nhanh chóng nếu vi khuẩn gây nên hiện tượng nhiễm trùng, gây tổn thương ở não, làm mất khả năng nghe, học tập, nặng hơn là nhiễm trùng máu. Đối với trẻ nhỏ mắc bệnh viêm cầu não, các dấu hiệu thường thấy là từ chối việc ăn uống, cáu kỉnh, rất khó để đánh thức trẻ dậy, khóc the thé hoặc rên rỉ kéo dài, trên da xuất hiện những đốm đỏ hoặc vết tím bầm, da nhợt nhạt hoặc lốm đốm, bàn tay và chân lạnh.

3 loại vi khuẩn phổ biến gây nên hiện tượng này chính là Streptococcus, Haemophilus influenzae và Neisseria meningitides. Chúng dẫn đến những trở ngại khó khăn để chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa bệnh viêm não mô cầu.

Vi khuẩn não mô cầu cư trú tại vùng họng, mũi nên dễ dàng lây qua người khác trong quá trình bệnh nhân ho, xuất tiết mũi… Vi khuẩn có thể theo những giọt nước li ti bắn ra ngoài. Bệnh lây trực tiếp qua tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trung gian những đồ dùng chung có dính chất tiết ra từ đường hô hấp của người mang bệnh. Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày.

Báo cáo của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho thấy, tại nước ta từ năm 2001-2011 ghi nhận trung bình là 650 trường hợp mắc bệnh viêm não mô cầu mỗi năm và chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Bệnh này hiện nay đang có xu hướng giảm, bắt đầu từ năm 2006. Theo đánh giá của các bác sĩ, bệnh này rất hiếm gặp. Nhưng hiện tại trường hợp bé 5 tháng tuổi tử vong tại TPHCM rất có thể là hồi chuông cảnh báo dịch bệnh viêm não mô cầu quay lại một lần nữa.

Phòng chống bệnh viêm não mô cầu

Trước nguy cơ bệnh viêm não mô cầu có khả năng lan rộng, mỗi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng bằng những việc làm đơn giản sau:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng dung dịch sát khuẩn để súc miệng, họng hàng ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc sao cho thông thoáng, tránh ẩm mốc.

- Chủ động tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh, đặc biệt là đối tượng trong 2 nhóm tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh viêm màng não nhất.

- Đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời ngay khi có những biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ, chói mắt.

- Khi phát hiện người nghi ngờ mắc viêm não mô cầu cần gọi điện theo đường dây nóng của địa phương để điều tra giám sát và xử lý kịp thời.

Theo Tiểu Nguyễn - Trí thức trẻ

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X