Hotline 24/7
08983-08983

Những bộ phận của lợn không nên cho trẻ ăn nhiều

Một số bộ phận của lợn không nên cho trẻ ăn nhiều như gan lợn, lòng lợn, óc lợn... bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ.

Gan lợn

Theo Sức khỏe và Đời sống, nhiều người cho rằng ăn gan lợn tốt vì gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt.

Tuy nhiên, vì gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã có hại cho sức khỏe.

Trong gan có chứa nhiều ký sinh trùng như sán, nhiều virus gây bệnh mà điển hình là virus viêm gan ở những động vật có bệnh viêm gan.

Một số bộ phận của lợn không nên cho trẻ ăn nhiều nhưu gan lợn, lòng lợn, óc lợn... bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ.Một số bộ phận của lợn không nên cho trẻ ăn nhiều như gan lợn, lòng lợn, óc lợn... bởi có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho trẻ.

Đồng thời, chính vì chứa nhiều protein và cholesterol nên gan cũng như các cơ quan nội tạng động vật khác không có lợi cho những người mang bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa protein... Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn một lương vừa phải, không nên cho trẻ ăn gan lợn liên tục trong thời gian dài.

Các loại nội tạng khác

Nội tạng có thể là nguồn lây các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người. Vì vậy nếu chế biến không kỹ, những vi khuẩn ấy sẽ rất dễ tấn công đến sức khỏe của con người.

Điều duy nhất cần phải nhận thức rằng các thành phần dinh dưỡng của bộ phận nội tạng động vật chỉ cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho người ăn khi nó tuyệt đối an toàn.

Vì vậy, cha mẹ nên hết sức cẩn thận khi cho trẻ ăn một số bộ phận nội tạng. Cần chọn mua loại nội tạng sạch, sơ chế và chế biến kĩ trước khi cho trẻ ăn. Ngoài ra, cũng không nên cho trẻ ăn nhiều, mà chỉ ăn một lượng vừa phải để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Tiết canh lợn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội chia sẻ: "Nhiều người có quan điểm ăn tiết canh có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chữa bệnh. Tuy nhiên, thực tế tiết canh không có nhiều dinh dưỡng như nhiều người tưởng, thậm chí rất nguy hại".

Ăn tiết canh bản chất là ăn máu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật. Nguy cơ nhiễm bệnh từ tiết canh rất lớn, nhất là trong hoàn cảnh bùng phát nhiều dịch bệnh như cúm A/H5N1, H1N1.

Nguy cơ nhiễm chất độc từ máu các động vật rất cao. Trong quá trình cắt tiết con vật, có cả máu đen, máu đỏ mà người làm ít phân biệt được. Ông Thịnh cho biết, máu đen là chất thải độc của con vật, hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Đặc biệt đối với trẻ em, cha mẹ không nên cho trẻ ăn loại thực phẩm này.

Óc lợn

Nhiều quan niệm "ăn óc bổ óc" là không đúng vì không có cơ sở khoa học. Trong óc lợn có hàm lượng chất đạm thấp, chỉ bằng một nửa gan hoặc thịt, cá nhưng hàm lượng cholesterol lại rất cao, chỉ cần ăn 100g óc lợn thì lượng cholesterol đã gấp 8 lần nhu cầu hàng ngày.

Vì vậy, cha mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều óc lợn. Đặc biệt, không nên cho trẻ ăn óc lợn trong thời gian gần nhau. Óc lợn khi mua cần đảm bảo độ an toàn, chế biến thật kỹ trước khi cho trẻ ăn.

Theo An Nguyên - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X