Hotline 24/7
08983-08983

Nhịn ăn có thể khiến bệnh tiểu đường loại 2 trầm trọng hơn

Theo chuyên gia, rủi ro của bệnh tiểu đường loại 2 có thể tăng lên nếu nhịn ăn hoặc nhịn ăn gián đoạn.

Mặc dù nhiều người cho rằng việc nhịn ăn giúp giảm cân nhưng việc này khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu dẫn đến hậu quả nguy hiểm hơn.

Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi gặp vấn đề với insulin nội tiết tố, có nghĩa là cơ thể cảm thấy khó khăn hơn khi loại bỏ đường trong máu. Người bệnh có nhiều khả năng phát triển tình trạng này nếu thừa cân, bị huyết áp cao hoặc trên 40 tuổi. Những người từng bị đau tim, tâm thần phân liệt và đàn ông cũng có nguy cơ cao hơn.

Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm cảm giác khát, đói thường xuyên hơn, và cảm thấy mệt mỏi.

Nhịn ăn giảm cân có thể khiên bệnh tiểu đường loại 2 trầm trọng hơn

TS Marilyn Glenville, một chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Anh, cho biết nhịn ăn có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường  loại 2.

Bà nói: "Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng bao gồm nhịn ăn gián đoạn mỗi ngày nhằm giảm cân có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nhịn ăn có thể làm giảm hoạt động của hormone điều hòa đường, insulin."

Bà khuyến cáo người bệnh nên ăn ít đi nhưng thường xuyên hơn thay vì nhịn ăn.  Bởi cách này giúp người bệnh có thể giữ lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định. Ăn sáng, trưa và tối cộng với đồ ăn nhẹ vào giữa buổi sáng và một giữa buổi chiều, không quá ba tiếng đồng hồ.

Điều này sẽ giúp làm dịu những cảm giác đói và co giật  bởi lượng đường trong máu được giữ ổn định, cơ thể của bạn sẽ không cần yêu cầu điều chỉnh một cách nhanh chóng.

Hiệp hội Nội tiết Châu Âu cũng công bố một bài báo vào tháng trước cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gia tăng nếu nhịn ăn.

Các nhà nghiên cứu cho biết những phát hiện chỉ ra rằng chế độ ăn nhịn ăn gián đoạn có thể liên quan đến nguy cơ sức khỏe lâu dài và nên cân nhắc cẩn thận trước khi bắt đầu chế độ giảm cân này.

Tác giả và là nhà nghiên cứu hàng đầu tại Đại học Sao Paulo, Brazil, Ana Bokassa, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy, mặc dù giúp giảm cân, nhưng chế độ nhịn ăn gián đoạn có thể làm tổn thương tuyến tụy và ảnh hưởng đến chức năng insulin ở những người khỏe mạnh và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng ta nên xem xét rằng những người thừa cân hoặc béo phì chọn chế độ nhịn ăn gián đoạn liên tục cũng có thể xuất hiện tình trạng kháng insulin, vì vậy mặc dù chế độ ăn này có thể dẫn đến giảm cân sớm, nhanh chóng, nhưng về lâu dài nó ảnh hưởng tới sức khỏe của họ”.

Có một số cách khác để ngăn ngừa bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu cao, là thực hiện lối sống tích cực và ăn uống lành mạnh.

TS Josh Axe, một chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, khuyên cáo nên ăn súp lơ xanh để kiểm soát lượng đường trong máu bởi súp lơ giàu crom, giúp cân bằng lượng đường trong máu.

Các chất dinh dưỡng đóng một vai trò trong sản xuất insulin, và giúp cung cấp năng lượng ổn định. Súp lơ xanh là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhất trên trái đất. Một nhánh súp lơ xanh đã nấu chín chỉ có hơn 50 calo, nhưng chứa một lượng chất xơ, protein và giải độc chất phytochemical có lợi cho sức khỏe.

Theo An Nhiên - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X