Hotline 24/7
08983-08983

Nhiệt miệng không nên ăn gì?

Khi bạn bị nhiệt miệng, một chế độ ăn uống đúng cách sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa được bệnh tật.

Bạn nên tránh dùng những thực phẩm sau để sớm thoát khỏi tình trạng đau và nóng rát vùng da bị nhiệt.

Những thực phẩm không nên dùng khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là bệnh không nguy hiểm nhưng lại gây rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt, đặc biệt trong ăn uống. Khi bị nhiệt miệng bạn ăn uống rất khó khăn, và không phải loại thức ăn nào bạn cũng được ăn, có một số thức ăn bạn nên ăn và có một số loại cần tránh.

Những thực phẩm không nên dùng khi bị nhiệt miệng để giúp người bệnh mau khỏi.


Không nên dùng thực phẩm cay nóng khi bị nhiệt miệng

Khi nhiệt miệng nên hạn chế các loại gia vị cay nóng như ớt, tỏi, gừng, tiêu, các loại nước mắm, hạn chế ăn thịt chó ... vì những đồ này có tính nóng dễ làm bệnh nặng hơn.

Tránh đồ uống có cồn, cafein khi bị nhiệt miệng

Hạn chế tối đa việc thu nạp đồ uống chứa cồn và cafein để tổn thương do loét miệng sẽ nhanh lành lại. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là một trong những tác nhân khiến cho tình trạng loét miệng trở nên nghiêm trọng.

Ngoài kiêng những thực phẩm trên, khi bị nhiệt miệng bạn cần chú ý:

Giữ vệ sinh răng miệng. Điều này rất quan trọng vì vi khuẩn khoang miệng là một trong những "đầu mối" gây nên bệnh nhiệt miệng. Vì thế bạn cần luôn nâng cao ý thức vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày và đến gặp nha sĩ đều đặn 6 tháng một lần ngay cả khi bạn không có những dấu hiệu bất thường.

Khi vệ sinh răng miệng nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách để tránh tổn thương khoang miệng. Thường xuyên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng một lần.

Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản, mau khỏi

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Đun sôi một cốc nước cùng với 1 thìa hạt rau mùi. Gạn lấy nước dùng súc miệng. Mỗi ngày dùng để súc miệng từ 3 - 4 lần.

Giã 300g củ cải sống, vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày là khỏi.

Bôi chút mật ong lên vết loét miệng hoặc trộn với một ít bột nghệ để thoa lên chỗ bị loét. Mật ong giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước, đồng thời giúp giảm sẹo và kích thích mô mới phát triển.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X