Hotline 24/7
08983-08983

Nhật ký blouse trắng

21h45, bất ngờ từ xa có tiếng còi xe cấp cứu hú vang. Tất cả lại chạy ra đón bệnh nhân. Đó là một phụ nữ đang bất tỉnh, trên người đầy vết thương. Theo nhận định ban đầu, đây có thể là một ca tai nạn giao thông, chấn thương sọ não. Tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời...

Cách đó không xa, bác sĩ Mai Văn  Cao, Trưởng khoa Cấp cứu, nghe tin đã vội bỏ ngay chiếc bánh mì ăn dở, chạy ra sảnh cùng đội y tá đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu. Bằng những động tác quen thuộc, người cầm dây chuyền nước, người đẩy xe bệnh nhân vào phòng để kịp thời cứu chữa.

Xót xa nghe những tiếng rên rỉ đau đớn của bệnh nhân bao nhiêu thì chúng tôi lại càng ấm lòng bấy nhiêu khi nhìn các các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn (Thanh Hóa) nỗ lực cấp cứu, giành lại sự sống họ từ tay tử thần.

Ám ảnh tiếng còi cấp cứu

Có mặt tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn khoảng 21h ngày 15/12, chúng tôi được tận mắt chứng kiến không khí bận rộn, khẩn trương của các y, bác sĩ khoa Cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn. Những người mặc blouse trắng tận tình, chu đáo vì người bệnh…

Khi chưa có ca cấp cứu, các y, bác sĩ đi từng giường bệnh để thăm hỏi, tư vấn và chỉ định điều trị cho từng bệnh nhân. Với sự nhiệt tình, nhẹ nhàng, luôn tâm niệm "lương y như từ mẫu", đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện đã phần nào làm giảm đi sự bất an của những người bệnh.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc bệnh nhân

21h45, bất ngờ từ xa có tiếng còi xe cấp cứu hú vang. Tất cả lại chạy ra đón bệnh nhân. Đó là một phụ nữ đang bất tỉnh, trên người đầy vết thương. Theo nhận định ban đầu, đây có thể là một ca tai nạn giao thông, chấn thương sọ não. Tính mạng bệnh nhân bị đe doạ nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cách đó không xa, bác sĩ Mai Văn  Cao, Trưởng khoa Cấp cứu, nghe tin đã vội bỏ ngay chiếc bánh mì ăn dở, chạy ra sảnh cùng đội y tá đưa bệnh nhân vào phòng cấp cứu. Bằng những động tác quen thuộc, người cầm dây chuyền nước, người đẩy xe bệnh nhân vào phòng để kịp thời cứu chữa.

Mọi công việc sơ cấp cứu được tiến hành khẩn trương nhưng cũng vô cùng cẩn thận. Sau khi khám, làm các xét nghiệm cần thiết, một cuộc hội chẩn gấp được thực hiện với sự tham gia của các bác sĩ có chuyên môn cao của bệnh viện.

Trong khi các y, bác sĩ tập trung cứu chữa cho nữ bệnh nhân thì xe cấp cứu lại liên tục chạy về viện. Chỉ trong một giờ, 4 trường hợp khác cũng nhập viện cấp cứu vì tai nạn giao thông. Nhiều bệnh nhân nhập viện cùng một thời điểm, đa chấn thương, vô cùng phức tạp, cần phải lập tức cấp cứu và phẫu thuật kịp thời.

Vì là bệnh viện tuyến huyện nên số lượng y, bác sĩ không nhiều, trong khi người bệnh mỗi lúc một đông, kíp trực cấp cứu đã báo động đỏ toàn viện. Ngay lập tức, bác sĩ Tống Lê Bách, Giám đốc bệnh viện cũng đã nhanh chóng có mặt, trực tiếp chỉ đạo tăng cường thêm các y, bác sĩ thuộc các khoa khác nhau phối hợp cùng kíp trực. Lúc này, cả viện tập trung khám, hội chẩn, cấp cứu cho các nạn nhân.

Khi lương y là từ mẫu…

Cùng người nhà bệnh nhân đứng ngoài quan sát, chúng tôi cảm nhận được sự căng thẳng của các y, bác sĩ khi giành giật sự sống cho bệnh nhân trước vòng tay tử thần. Trong ca trực cấp cứu đêm, không chỉ bác sĩ mà hầu hết các điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật viên cũng bận bịu với công việc của mình. Có lẽ thời gian nghĩ đến chuyện cực nhọc hay ngủ với họ rất hiếm.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn (Thanh Hóa) chăm sóc bệnh nhân

Rạng sáng, cửa các phòng cấp cứu lần lượt mở ra với những tiếng thở phào của các y, bác sỹ làm mọi người yên lòng. Kết quả rất tích cực khi các ca cấp cứu thành công tốt đẹp. Trong đó, trường hợp nữ bệnh nhân bất tỉnh lúc nhập viện đã hồi lại sau khi phẫu thuật thành công. Các bệnh nhân không bị nặng cũng đã được thăm khám và điều trị ổn định.

Quả thật, tận mắt chứng kiến công việc hàng đêm của những y, bác sỹ tại bệnh viện mới thấy hết được sự vất vả, khẩn trương. Họ thầm lặng cống hiến với nghĩa tình cao đẹp hết lòng vì người bệnh.

Tâm sự với chúng tôi, bác sĩ Tống Lê Bách, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bỉm Sơn cho biết: "Nghề chọn mình và mình cũng đã chọn nghề. Đó cũng là cái duyên. Vì vậy, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình vì sức khỏe và lợi ích của người bệnh”.

Bác sĩ Bách cho biết thêm, cấp cứu bệnh nhân bình thường không sao nhưng những ca “đặc biệt”, người nhà họ lo lắng và mất bình tĩnh, nhiều lúc dẫn đến có hành động quá kích, đe dọa bác sĩ và nhân viên y tế. Những lúc như thế chúng tôi cũng rất sợ. Vì lương tâm và trách nhiệm nên chúng tôi luôn phải cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

“Người bệnh thì muôn vàn, khó khăn chồng chất. Muốn làm thầy thuốc giỏi trước hết phải là người có lương tâm, y đức. Mọi thầy thuốc đâu phải tự nhiên đều trở thành "mẹ hiền”. Chỉ có thầy thuốc chịu phấn đấu, cố gắng tu dưỡng, rèn luyện mới có thể trở thành “mẹ hiền” được. Đó mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ, các bác sĩ còn phải giỏi về y lý và y thuật. Bởi vì, nếu thầy thuốc chỉ thương người bệnh mà lý luận và kỹ thuật, tay nghề không giỏi thì lực bất tòng tâm và chỉ dừng lại ở mức hiền y. Bởi vậy, ngoài việc giương cao khẩu hiệu người thầy thuốc giỏi, chúng tôi đồng thời phải là người mẹ hiền của những người không may mắc bệnh", bác sĩ Tống Lê Bách trải lòng.

Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X