Hotline 24/7
08983-08983

"Nhận diện" bệnh trầm cảm

Theo thống kê chưa đầy đủ, ước tính khoảng 15% dân số có thể mắc trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời.

Nếu bạn rơi vào tình trạng buồn nặng nề, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, hay hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, giảm tập trung chú ý, khó khăn trong giao tiếp, dẫn đến bi quan, tuyệt vọng, thậm chí có ý định tự sát.... nghĩa là bạn đang bị mắc bệnh trầm cảm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Trầm cảm là một dạng bệnh ngày càng phổ biến trong cộng đồng. Bệnh trầm cảm có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian - thời gian, mất khả năng phán đoán và làm việc độc lập.

Theo thống kê chưa đầy đủ, ước tính khoảng 15% dân số có thể mắc trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời. Đa số có thể hồi phục và phòng tránh tái phát hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của trầm cảm là tình trạng buồn nặng nề, giảm hoặc mất hứng thú kéo dài ít nhất 2 tuần, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, hay hồi hộp, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, giảm tập trung chú ý, khó khăn trong giao tiếp, dẫn đến bi quan, tuyệt vọng, thậm chí có ý định tự sát.

Các nguyên nhân chính được xác định là do căng thẳng trong cuộc sống, công việc, gia đình, tình cảm, học tập; Do bệnh tật và biến đổi trong cơ thể; Hoặc do lối sống thu mình, ngại giao tiếp, có suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
 
Khoảng 70% người mắc trầm cảm có ý nghĩ chán sống. Vì thế việc phát hiện sớm căn bệnh này rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe tinh thần.

Nhiều nhà khoa học cho rằng: Trầm cảm khiến bạn có cảm giác đau khác với những người bình thường. Trên thực tế, có nhiều người mắc chứng trầm cảm mà không biết vì nhiều người chỉ ở mức độ nhẹ thoáng qua trong thời gian ngắn, sau đó họ lập lại được sự cân bằng trong cuộc sống.

Để phòng bệnh trầm cảm, tốt hơn hết bạn cần có một lối sống lành mạnh, đặc biệt phải vận động cơ thể một cách thường xuyên, hợp lý để cho bộ não lập lại cơ chế cân bằng.
 
Mặt khác, bạn không nên sống khép mình, cần gặp gỡ tiếp xúc với nhiều người, khi đó cảm giác cô đơn, tuyệt vọng sẽ dần vơi đi và ý muốn chia sẻ với mọi người cũng sẽ dần tăng. Lâu dần, chứng trầm cảm của bạn sẽ giảm đi một cách hiệu quả.

Theo Nguyệt Ánh - VTV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X