Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân khiến chị em đau bụng khi có kinh nguyệt

Hành kinh là sự điều chỉnh việc chuẩn bị thu thai nhưng không thụ thai của co thể. Chính điều này đẫ làm cho một số phụ nữ cảm thấy khó chịu khi hành kinh. Trong khoảng thời gian này, tâm lý dễ bị xúc động, hệ thần kinh thực vật dễ bị căng thẳng hơn những ngày thường. Đôi khi huyết áp, tuần hoàn máu, hoạt động của tuyến tiêu hóa có sự biến đổi có thể tăng lên hoặc giảm bớt.

Tại sao phụ nữ khi hành kinh thường đau bụng?

Trong một vài ngày của chu lỳ kinh nguyệt, một số bạn gái cảm thấy bị đau đầu đau từng cơn ở bụng dưới, thậm chí có thể đau lan đến âm đạo, hậu môn và phần eo hông. Và gây ra đau mỏi ở một số bộ phận khá của cơ thể. Có trường hợp có kèm hiện tượng buồn nôn, tiểu nhiều, táo bón, hoặc tiêu chẩy, thậm chí có trường hợp ngất xỉu. Chính những co thắt nhẹ của cơ tử cung có mục đích đẩy các niêm mạc bong ra lại trở thành những cơn co thắt đau đớn. Vì thế, nên tránh những cử động đột ngột và làm những việc nặng.

Đau bụng kinh thường chỉ xuất hiện vào hai ngày đầu, sau đó giảm dần và dứt hẳn. Vì vậy có thể không cần dùng thuốc. Nói chung, hầu hết bạn gái ở tuổi dậy thì thường xẩy ra hiện tượng đau bụng kinh từ 2 – 3 năm sau giai đoạn bắt đầu thấy kinh, khi mà đã có hiện tượng rụng  trứng.

Ngày nay người ta cho rằng đau bụng kinh có liên quan đến những nhân tố sau đây:

Nhân tố tinh thần: Đau là một cảm giác chủ quan, cảm giác đau đớn khác nhau rất nhiều ở mỗi người. Cùng một mức độ đau đớn trong thời kỳ kinh nguyệt, có người chịu đựng được nhưng cũng có người cảm giác quá mẫn cảm lại rất căng thẳng họ sẽ cảm thấy rất khó chịu đựng. Ngoài ra những căng thẳng khác như đang ôn thi, tâm trạng buồn rầu cũng có thể gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố thể chất: có một số bạn gái lúc sức khỏe bình thường thì không đau bụng kinh nhưng khi sức khỏe kém như bị thiếu máu hoặc bị một chứng bệnh nào đó, thì lại có hiện tượng đau bụng kinh

Nhân tố vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyêt: không chú ý vệ sinh, ví dụ trong thời kỳ kinh lại vận động mạnh, để bị nhiễm lạnh, không chú ý việc ăn uống, ăn những thức ăn bị kích thích (cay, đắng….) cũng có thể gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố tử cung phát triển không tốt: khi tử cung phát triển không hoàn hảo như: tỷ lệ giữa các cơ và tổ chức sợ của tử cung không quân bình, làm cho tử cung co thắt bất thường gây ra đau bụng kinh. Có một số bạn gái có miệng cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung hẹp, tử cung nghiêng lệch, làm cho máu kinh bị  tắc nghẽn, không thông, kích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố khối màng trong tử cung bị đẩy ra: trong thời kỳ kinh nguyệt thông thường là những mảnh vụn của màng rụng tử cung bị đẩy ra cũng với máu kinh. Nhưng có một số bạn gái, khi có kinh màng trong tử cung tróc ra nguyên mảng do đó máu kinh bị tắc nghẽn không thông, kích thích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố tuyến tiền liệt: Hormon của tuyến tiền liệt có thể kích thích làm cho cơ và mạch máu của tử cung co thắt mạnh , khiến tử cung thiếu máu cục bộ, và máu kinh không thoát ra, hay thoát ra khó khăn gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố các bộ phận bên cạnh: tuyến sinh sản có bệnh: như các bệnh viêm bàng quang, viêm kết tràng và viêm ruột thừa mãn tính… làm cho xương chậu bị xung huyết trong thời kyd kinh nguyệt, cũng sẽ gây ra đau bụng kinh.

Nhân tố cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh: cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh cũng có thể gây ra đau bụng kinh

Đối với những trường hợp đau bụng kinh không do nguyên nhân bệnh lý thì nhân tố tinh thần luôn là chính. Đa số những trường hợp đau bụng kinh có thể không cần chữa vẫn khỏi, nếu bạn gái loại bỏ được sự sợ hãi, căng thẳng về tinh thần và tăng cường thể chất.

Chúng ta cần phân biệt đau kinh nguyệt nguyên phát hay thứ phát. Thiếu nữ dậy thì mới có kinh nguyệt, do kích thích tố mất sự quân bình, nhiều khi sẽ thấy đau bụng hoặc có những triệu chứng khác. Chứng này vẫn xẩy ra sau vài năm dậy thì đây là chứng kinh nguyệt nguyên phát.

Đau bụng kinh nguyệt thứ phát là xảy ra ở phụ nữ trước đó chuyện hành kinh vẫn bình thường. Nhưng  sau đó bị các chứng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục kinh niên, như: viêm noãn quản, nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng. Trường hợp này đau bụng kinh sẽ xẩy ra cùng với những triệu chứng khác.

Ngoài ra, nên phân biệt chứng đau bụng kinh thứ phát với chứng đau bụng dưới ở bên phải là đau ruột thừa.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X