Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân khiến bé trai 3 tuổi thường cáu gắt, gây gổ với bạn

Nhiều khi trẻ có những biểu hiện bất thường như cáu gắt, khó chịu, không kiểm soát được cảm xúc,... Cha mẹ hãy xem xét, rất có thể trẻ bị tình trạng thiếu ngủ dẫn đến.

Tiểu Hoàng 3 tuổi, đang theo học một trường mẫu giáo ở Nam Đầu (Đài Loan), cậu bé đã trải qua một học kỳ. Tuy nhiên, mỗi ngày trước khi đến lớp, Tiểu Hoàng đều rất khó chịu, thường xuyên cáu kỉnh, không kiểm soát được tâm trạng. Khi cùng các bạn trong lớp chơi trò chơi, cậu bé không ngừng gây xung đột, mâu thuẫn. Khi học bài trên lớp, khả năng chú ý cũng rất kém.

Bác sĩ tìm hiểu được biết, khi hỏi về việc đối mặt với vấn đề cảm xúc của Tiểu Hoàng, cha mẹ cậu bé không phát hiện ra một chút bất thường nào, thậm chí giáo viên còn phải viết một cuốn sổ liên lạc để đề nghị cha mẹ đưa Tiểu Hoàng đi khám bác sĩ.

Bác sĩ Hồng Ly Trân, ở Khoa hồi phục chức năng của Bệnh viện Nam Đồng, người trực tiếp chẩn đoán cho cậu bé nói, vấn đề của Tiểu Hoàng có liên quan đến việc ngủ muộn. Bởi sau khi điều trị chức năng, phát hiện Tiểu Hoàng bị thiếu ngủ trầm trọng, lý do trước khi đi ngủ, cha mẹ cho Tiểu Hoàng cầm điện thoại di động xem phim hoạt hình, có hôm cậu bé phải thức xem đến nửa đêm mới chịu đi ngủ. Sau 2 tháng điều chỉnh thời gian ngủ và không cho Tiểu Hoàng dùng điện thoại di động, tình trạng cáu gắt, cảm xúc mất kiểm soát của Tiểu Hoàng đã được cải thiện rất nhiều.

Ngày nay vì rất nhiều yếu tố như công việc, cuộc sống của cha mẹ bận rộn dẫn đến ngủ muộn, kéo theo trẻ nhỏ cũng càng ngày càng ngủ muộn. Tuy nhiên, trên lâm sàng có một số trường hợp trẻ, khả năng chủ ý kém, tính cách tương đối nóng nảy, năng lực học tập không tốt, cũng đều vì nguyên nhân thiếu ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ kém dẫn đến.

Tiểu Hoàng thường xuyên thức khuya xem phim hoạt hình

Bác sĩ kiến nghị, nếu trẻ được ngủ đủ giấc có thể cải thiện sự chú ý và trí nhớ của não bộ, có thể giúp mọi người giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng. Bởi vào ban đêm cơ thể bài tiết tương đối nhiều các hormone tăng trưởng. Trong thời gian này, giấc ngủ không tốt đồng nghĩa với việc bài tiết hormone sẽ giảm, có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Trẻ em không đi ngủ sớm rất dễn mắc bệnh và sức đề kháng cơ thể tương đối yếu.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm 3C (máy vi tính, phương tiện liên lạc và sản phẩm điện tử gia dụng) trước khi đi ngủ sẽ trì hoãn và rút ngắn thời gian ngủ, hậu quả làm tăng cảm giác thiếu ngủ. Ánh sáng xanh trên màn hình của các sản phẩm 3C sẽ ức chế melatonin trong cơ thể, khiến các dây thần kinh giao cảm trở nên phấn khích hơn và dễ gây mất ngủ.

Bên cạnh đó, thói quen nhìn điện thoại trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ cảm thấy nhức mắt, khô mắt, thậm chí gây cận thị và các bệnh về mắt. Theo nghiên cứu, những bức xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra những rối loạn chức năng tim, gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh ở trẻ. Đặc biệt, khi trẻ dùng điện thoại với tư thế không chuẩn trong thời gian dài dễ khiến trẻ bị cong vẹo cột sống. Vì vậy, bác sĩ kiến nghị không nên sử dụng các sản phẩm 3C một giờ trước khi đi ngủ.

Thời gian ngủ tốt nhất cho trẻ?

Bác sĩ Hồng Ly Trân cho biết, trẻ ở mỗi độ tuổi có thời gian ngủ khác nhau, nhưng nhìn chung trẻ đi ngủ từ 9 – 10h là phù hợp. Vì 11 -  3 giờ sáng là thời gian cơ thể tiết hormone tăng trưởng nhiều nhất.

Trẻ dưới 1 tuổi, thời gian ngủ bình thường yêu cầu mỗi ngày là 16 tiếng.

Trẻ từ 1-3 tuổi thời gian ngủ bình thường mỗi ngày yêu cầu 12 tiếng, ban ngày ngủ 2, 3 tiếng.

Trẻ từ 4 – 6 tuổi, thời gian ngủ bình thường mỗi ngày yêu cầu là từ 10 -12 tiếng.

Trẻ từ 7- 15 tuổi, thời gian ngủ bình thường mỗi ngày yêu cầu là từ 9- 10 tiếng.

Khi trẻ ăn ngon, ngủ ngoan, chơi ngoan, thì đứa trẻ đó sẽ phát triển tốt, tâm trạng tốt và học hành tốt.

Theo Eva

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X