Hotline 24/7
08983-08983

Nguy hại không ngờ từ thuốc giảm đau

Theo ước tính, mỗi năm thuốc giảm đau đã khiến 17.000 người Mỹ tử vong và 80.000 trường hợp phải cấp cứu vì acetaminophen.

Theo tin tức mới nhất trên trang Consumer Reports, các loại như OxyContin, Percocet và Vicodin có thể giúp người bệnh chịu đựng trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật hoặc bị ung thư. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây nghiện như heroin và tạo các tác dụng phụ có thể gây tử vong. 

Thuốc giảm đau có thể gây nhiều nguy hại cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Việc sử dụng loại thuốc này và nhiều loại khác tăng vọt trong những năm gần đây. Đơn thuốc đã tăng khoảng 300 % trong thập kỷ qua, còn Vicodin và các thuốc chứa hydrocodone hiện nay trở đã nên phổ biến nhất nước Mỹ.

Điều này khiến cho số người tử vong tăng lên 46 người mỗi ngày, tương đương với gần 17.000 chết người mỗi năm do quá liều. Như vậy, con số người tử vong đã tăng hơn 400% kể từ năm 1999 và mỗi trường hợp tử vong lại tương ứng với hơn 30 người phải cấp cứu vì biến chứng của thuốc giảm đau. 

Tất cả những con số đó khiến ai cũng nghĩ rằng Cục Quản lý Dược và Thực Phẩm (FDA - Mỹ) sẽ làm tất cả những gì có thể để đảo ngược tình thế. Tuy nhiên, cuối tháng mười hai vừa qua, cơ quan đã phê duyệt thuốc Zohydro ER, một phiên bản thuốc giảm đau mới chứa hydrocodone. "Chúng tôi cho rằng lợi ích của thuốc vượt trội so với nguy cơ của nó", ông Douglas Throckmorton, MD, người giám sát các quy định về thuốc của FDA cho biết. 

Không chỉ thuốc giảm đau kể trên đặt ra những rủi ro nghiêm trọng, mà một loại thuốc nổi tiếng về an toàn như acetaminophen cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Mỗi năm, gần 80.000 người phải cấp cứu vì lạm dụng thuốc và hiện nay thuốc giảm đau đang là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy gan ở Mỹ. 

Thuốc acetaminophen rất dễ uống quá liều vì nó phổ biến ở Mỹ khi là một thành phần trong hơn 600 loại thuốc không theo đơn (OTC) và thuốc kê đơn, bao gồm hỗ trợ dị ứng, thuốc ho và thuốc  cảm, hạ sốt, giảm đau và thuốc ngủ. 

Ông Marvin M. Lipman, MD, giám đốc cố vấn y tế trao đổi với Consumer Reports rằng: "Tất cả điều này không có nghĩa là mọi người nên tránh hoàn toàn thuốc giảm đau và acetaminophen, nhưng FDA cần thực hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ người bằng hành động mạnh mẽ nhằm giảm thiểu nguy hại, bắt đầu từ việc nhìn nhận lại quyết định phê duyệt thuốc giảm đau Zohydro ER và cuối cùng là thiết lập các tiêu chuẩn phù hợp cho thuốc acetaminophen." 

Còn ông Lipman khuyến cáo: "Thuốc giảm đau có thể gây đau đớn cho mỗi người. Vì vậy, người dùng cần biết những thông tin cần thiết về thuốc đang sử dụng và cách dùng an toàn”. Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất mà người dùng thuốc hay mắc phải là những rủi ro khi dùng thuốc đối với người khác chứ không phải bản thân mình. Khoảng 60% hiện tượng uống quá liều lại do những quy định cuả thầy thuốc chứ không phải do "bác sĩ mua sắm" hay trên thị trường chợ đen. 

Sử dụng đúng cách, thuốc có thể làm giảm đau ngắn hạn sau phẫu thuật hoặc gãy xương và kiểm soát đau mãn tính do ung thư. Tuy nhiên, mọi người sẽ gặp rắc rối khi vô tình lạm dụng thuốc, kết hợp chúng với rượu hoặc các thuốc khác (như thuốc ngủ) có thể dẫn đến quá liều, hay sử dụng chúng trong khi lái xe hoặc trong các tình huống khác cũng cần phải cảnh giác. 

Thuốc giảm đau về lâu dài có thể gây nghiệnThuốc giảm đau về lâu dài có thể gây nghiện. Ảnh minh họa

Vậy thuốc giảm đau rất hiệu quả đối với bệnh nhân đau mãn tính? Trên thực tế, ước tính có khoảng 90% bệnh nhân đau mãn tính đều sử dụng thuốc giảm đau mặc dù rất ít bằng chứng cho thấy các loại thuốc có hiệu quả và an toàn khi sử dụng lâu dài.

"Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng liều càng cao thì càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ”, ông Gary Franklin, MD, giáo sư nghiên cứu khoa học sức khỏe môi trường và nghề nghiệp tại Đại học Washington ở Seattle (Mỹ) nhận định.

Những người dùng thuốc giảm đau trong hơn vài tuần thường có hiện tượng nhờn thuốc, vì vậy họ cần liều cao hơn, từ đó làm nảy sinh sự phụ thuộc của bệnh nhân vào thuốc.

Hơn nữa, mặc dù liều cao có thể giảm đau, nhưng người bệnh thường mắc chứng buồn nôn và táo bón làm gián đoạn hệ thống miễn dịch gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục và khiến người dùng mất khả năng tự chủ khi tham gia các hoạt động thể chất nhằm tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, thuốc có thể làm cho người bệnh thêm đau đớn. 

Vì vậy, đối với một số loại bệnh như đau dây thần kinh, đau nửa đầu và bệnh đau cơ thì uống thuốc theo đơn vẫn là giải pháp tốt hơn so với việc sử dụng thuốc giảm đau. Còn trường hợp đau mãn tính cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc không theo đơn (OTC) như: acetaminophen, ibuprofen, naproxen. Bên cạnh đó, vẫn có những biện pháp lành mạnh như tập thể dục, mát xa, liệu pháp hành vi và châm cứu cũng mang lại hiệu quả. 

Có người cho rằng thuốc giảm đau không gây nghiện. Tuy nhiên, bác sĩ Blondell cho biết: "Đây là những gì tôi và rất nhiều bác sĩ khác được học trong trường y", còn hiện tại thì nó không đúng sự thật." Ở một số nơi, người dùng thuốc giảm đau lâu dài bị nghiện chiếm khoảng 5% - 25%. Phụ nữ ít phụ thuộc vào thuốc giảm đau hơn so với nam giới, nhưng lại có thể bị phụ thuộc cách nhanh chóng hơn. 

Vậy phiên bản mới của thuốc giảm đau sẽ an toàn hơn? Thực tế, các loại thuốc giảm đau như hydromorphone (Exalgo), oxycodone (OxyContin và thuốc gốc), morphine (Avinza, MS Contin và thuốc gốc), và loại thuốc mới được phê duyệt Zohydro ER thường tồn tại trong cơ thể lâu hơn và mạnh hơn so với các loại thuốc ngắn hạn.

Chúng dùng cho các bệnh nhân cần hỗ trợ khoảng một vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, đôi khi các bác sĩ lại kê đơn để thuận tiện cho bệnh nhân nội trú uống ít thuốc và vì họ cho rằng thuốc giảm đau có tác dụng kéo dài ít có khả năng gây tác động "mạnh" và nghiện, nhưng điều này không có căn cứ khoa học.

Thêm nữa, những người phụ thuộc vào thuốc giảm đau lại có nguy cơ nghiện cao hơn. Đó là lý do tại sao các nhóm y tế công cộng và các cơ quan thực thi pháp luật sợ rằng Zohydro ER mới dễ bị người dùng lạm dụng. 

AloBacsi.vn
Theo Linh Nguyễn - VietQ.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X